Xin chào công ty luật thái an, hôm nay tôi muốn nhờ công ty giải quyết cho tôi thắc mắc nhỏ như sau. Tôi đang đứng tên một công ty TNHH 2 thành viên, được thành lập tại Việt Nam và do bạn bè tôi cùng góp vốn. Hiện nay, một công ty nước ngoài (limited liability company) cũng mời tôi về đứng tên công ty với cương vị giám đốc điều hành. Vậy tôi có được phép cùng lúc đứng tên hai công ty được không thưa luật sư, theo tôi biết thì cả 2 đều là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chào bạn và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Thái An.
Với những thông tin bạn đã cung cấp, việc đứng tên hai công ty được pháp luật thừa nhận với danh nghĩa là “người đại diện” theo pháp luật cho công ty.
Theo đó, Khoản 4 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra khái niệm về “Người đại diện theo pháp luật” là:“Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Dựa trên khái niệm đó, Luật Doanh nghiệp đã xây dựng lên khái niệm về “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” là: cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng Tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngày 26 tháng 11 năm 2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, đã thông qua Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2015. So với Luật Doanh nghiệp hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2005), Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định mới được đánh giá cao, mang nhiều tích cực và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Sự thay đổi đó biểu hiện trực tiếp nhất tại cơ chế “người đại diện theo pháp luật” của công ty, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Như trước, tức là trước ngày 1/7/2015, bạn được “đứng tên” chỉ một công ty không phân biệt trong hay ngoài nước. Tuy nhiên, theo luật doanh nghiệp 2014 thì:
- Công ty TNHH và công ty Cổ phần “có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.
- Bãi bỏ đi quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác” (Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005) trừ quy định tại khoản 8 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền (Quy định tại điều 13)
Như vậy, với trường hợp của bạn, theo pháp luật hiện hành thì bạn được phép “đứng tên” – là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty. Rất vui khi nhận được những câu hỏi của bạn. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ hỏi đáp luật doanh nghiệp này của công ty chúng tôi.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tại các bài viết sau đây của chúng tôi:
- Có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì hay hay dở ?
- Chủ doanh nghiệp bị phá sản liệu có thể thành lập doanh nghiệp mới hay không?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có được ủy quyền thực hiện các giao dịch dân sự không?
- Một công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không ?
- Đồng thời là giám đốc 2 công ty?
- Giám đốc công ty cổ phần có được tiếp tục làm việc khi đủ 60 tuổi không?
- Một cá nhân đứng tên đại diện pháp luật của 03 công ty, cùng 1 địa chỉ có được không
- Quy định mới về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
--->Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!