11 điều kiện của Incoterms được phân làm bốn nhóm: E, F, C và D theo mức độ tăng dần trách nhiệm của người bán. Sau đây là cách nhớ nhanh 11 điều kiện của Incoterms 2010.
Công ty Luật Thái An chuyên sâu tư vấn pháp luật kinh doanh và giải quyết tranh chấp. Tư vấn luật Thương Mại, bao gồm tư vấn thương mại quốc tế (hoạt động ngoại thương) là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Trong hoạt động ngoại thương chúng ta thường xuyên "động chạm" đến Incoterms (International Commercial Terms) - những điều kiện thương mại quốc tế. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập về cách nhớ nhanh 11 điều kiện của Incoterms 2010 đang được rất nhiều doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm.
Trước khi đến phần chia sẻ kinh nghiệm cách nhớ nhanh 11 điều kiện của Incoterms 2010, chúng ta hãy điểm qua những khái niệm cơ bản liên quan đến Thương mại quốc tế nói chung, Incoterms nói riêng để hiểu biết bản chất của vấn đề nhé.
Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (bao gồm hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình (tài sản sở hữu trí tuệ) giữa các quốc gia, tuân thủ nguyên tắc ngang giá trị các bên cùng có lợi.
Thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi các quy tắc nào?
Hoạt động Thương mại quốc tế thường được điều chỉnh bởi các quy tắc mang tính toàn cầu: Thông qua các hiệp định của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) hoặc một số thoả thuận thương mại mang tính khu vực như AFTA (giữa các nước ASEAN); Thỏa thuận MERCOSUR (giữa một số nước Nam Mỹ); Thỏa thuận NAFTA (giữa Mỹ, Canada và Mexico); Thỏa thuận Liên minh châu Âu (giữa 25 châu Âu)... Đối với Việt Nam, phải kể đến các Hiệp định (thỏa thuận) đang mang tính thời sư như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bọ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)...
Incoterms là gì?
Incoterms được hiểu theo cách đơn giản: Bộ tập quán chung của quốc tế, giải thích các điều kiện thương mại, quy định về nghĩa vụ bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, Incoterms chỉ áp dụng đối với hàng hóa hữu hình, mà không dành cho hàng hóa vô hình.
Mục đích của Incoterms là gì?
Giải thích các nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng hóa, giúp họ tránh những hiểu nhầm, hạn chế rủi ro tranh chấp phát sinh.
Ý nghĩa của Incoterms là gì?
Ngay sau khi đời (năm 1936) Incoterms đã giúp cho thương nhân và những bên có liên quan trên toàn cầu thuận lợi hơn khi đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế từ đó thúc đẩy thương mại trên toàn cầu phát triển.
Phạm vi áp dụng của Incoterms thế nào?
Incoterms chỉ giải quyết các vấn đề giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình và là điều kiện chủ yếu trong thương mại quốc tế.
Phân chia chi phí và giao nhận hàng hóa theo Thương mại quốc tế như thế nào?
Có 4 loại chi phí và giao nhận hàng hóa thông dụng sâu đây:
– Chi phí vận tải và giao nhận hàng hóa bao gồm:
Chi phí xếp hàng tại địa điểm bên bán
Chi phí vận tải nội địa (Trucking)
Các phí chứng từ vận tải
Chi phí lưu kho, lưu bãi
Cước vận tải quốc tế (đối với chặng đường chính)
Chi phí dỡ hàng tại nước nhập khẩu
Chi phí lưu kho và lưu bãi tại nước nhập khẩu
Chi phí vận tải chặng đường cuối (Last mile delivery)
Chi phí bốc dỡ hàng tại kho bên mua
– Chi phí thông quan bao gồm:
Chi phí xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Chi phí kiểm tra như kiểm dịch, khử trùng, đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất, chất dễ cháy, nổ…
Chi phí kiểm hóa hàng hóa
Phí dịch vụ tư vấn, kiểm tra sau thông quan:
– Chi phí bảo hiểm (đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu)
– Các chi phí dịch vụ và/hoặc hỗ trợ khác
--->>> Xem ngay: Những lưu ý khi ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điểm mới của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000 là gì?
- Áp dụng cho thương mại quốc tế và cả cho thương mại trong nước
- Phần hướng dẫn sử dụng vào mỗi điều kiện của Incoterms 2010 được bổ sung
- Bán hàng theo chuỗi
- Phần thông tin về thủ tục kiểm tra được bổ sung
Điểm giống nhau giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2000 là gì?
- Cả hai đều là tập quán thương mại quốc tế
- Chúng chỉ có giá trị khi bên bán, bên mua nêu rõ trong hợp đồng ngoại thương khi áp dụng Incoterms
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề về nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong hoạt động xuất nhập khẩu và là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương (nếu có)
Nội dung Incoterms 2010 được chia làm mấy nhóm?
Nhóm 1: Áp dụng cho vận tải đa phương thức
EXW: Địa điểm quy định
FCA: Địa điểm giao hàng quy định
CPT: Nơi đến quy định
CIP: Nơi đến quy định
DAT: Giao hàng tại bến (Nơi đến quy định)
DAP: Giao tại nơi đến (Nơi đến quy định)
DDP: Giao tại đã thông quan nhập khẩu (Nơi đến quy định)
Nhóm 2: Áp dụng cho đường thủy nội địa và vận tải biển
FAS: Tên cảng bốc hàng quy định
FOB: Cảng bốc hàng quy định
CFR: Cảng đến quy định
CIF: Cảng đến quy định
Lưu ý: Thực tế có thể gặp rất nhiều trường hợp các bên mua, bán đưa vào điều khoản Hợp đồng mua bán hàng hóa điều kiện giao hàng “FOB” áp dụng cho đường hàng không. Tuy nhiên, như đã nêu ở phần trên, trong Incoterms đã quy định rõ, FOB chỉ áp dụng cho vận tải đường thủy nội địa và vận tải biển. Như vậy, nếu áp dụng “FOB” cho đường không thì sẽ rất khó giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.
Tại sao doanh nghiệp cần nắm rõ về Incoterms 2010 trong thương mại quốc tế?
Hiện nay Incoterms 2010 đang được áp dụng rộng rãi trong hoạt động ngoại thương. Việc nắm rõ về Incoterms là điều kiện rất quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa một cách an toàn. Các doanh nghiệp cần phải thuộc Incoterms như thuộc bảng “cửu chương” để có thể dễ dàng đàm phán với các đối tác của mình cũng như hiểu rõ những nghĩa vụ doanh nghiệp cần làm khi xuất khẩu hàng hóa ra các nước.
Làm thế nào để tổng hợp ngắn gọn về 11 điều kiện của Incoterms 2010?
Nhưng Incoterm 2010 có 11 điều khá phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lúng túng trong việc tìm hiểu. Vì vậy, với mong muốn giúp đỡ doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, công ty Luật Thái An sẽ đưa ra sự tổng hợp ngắn gọn về Incoterms 2010 để doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan nhất.
---> Có thể bạn quan tâm: 9 lợi ích khi sử dụng Dịch vụ Tư vấn luật Thương mại của Công ty luật Thái An
Cách nhớ nhanh 11 điều kiện của Incoterms 2010 như thế nào?
Tất cả 11 điều kiện của Incoterms 2010 được phân chia thành 4 nhóm: E, F, C và D như sau.
-
Nhóm E
EXW - Ex Works - Giao hàng tại xưởng:
Đây là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán được giải phóng nhất, người bán không phải chịu bất cứ trách nhiệm và chi phí nào về lô hàng; từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thủ tục Hải quan và thuế xuất khẩu... Có nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng tại xưởng của người bán và mọi vấn đề phía sau người mua sẽ lo, rủi ro cũng được chuyển từ thời điểm này.
-
Nhóm F
Trong nhóm F có 3 điều kiện là FOB, FCA, FAS, F là "free" - không có trách nhiệm (việc vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác).
Sự khác nhau của ba điều kiện này là trách nhiệm vận chuyển từ xưởng người bán lên tàu hoặc lên máy bay:
FCA - Free Carrier - Giao cho người chuyên chở:
Nghĩa là người bán sẽ chỉ phải bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua gửi đến nếu vị trí giao hàng nằm trong cơ sở của người bán, còn nếu nằm ngoài thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm bốc hàng lên xe. Rủi ro được chuyển từ thời điểm giao cho người chuyên chở.
Khi nói đến FCA hãy nhớ chữ C nghĩa là Carrier- vận chuyển, Free Carrier là miễn trách nhiệm vận chuyển.
FAS - Free alongside - Giao hàng dọc mạn tàu:
Free alongside - miễn trách nhiệm khi hàng đã giao dọc mạn tàu. Trách nhiệm của người bán trong điều kiện này cao hơn ở FCA, người bán không giao hàng tại xưởng hoặc điểm trung chuyển như hai điều kiện trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu cảng đi (cảng xuất khẩu). Rủi ro cũng được chuyển khi hàng giao dọc mạn tàu.
FOB - Free on Board - Giao hàng lên tàu:
Ở điều kiện này trách nhiệm của người bán cao hơn FAS nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu nghĩa là chịu trách nhiệm về việc cẩu hàng lên tàu an toàn. Từ Free on Board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.
Như vậy trong nhóm F, hãy nhớ điểm quan trọng: Trách nhiệm chuyên chở của người bán sẽ tăng dần từ : FCA --------> FAS ---------> FOB
-
Nhóm C
Ở nhóm E, người bán chỉ giao hàng, còn chịu mọi trách nhiệm về chi phí và rủi ro sẽ do người mua chịu. Đến nhóm F, trách nhiệm của người bán có được tăng lên, đề cập đến trách nhiệm chuyên chở . Đến nhóm C, trách nhiệm của người bán lại tăng lên đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ (cảng của nước nhập khẩu) cho người mua. Từ gợi nhớ đến nhóm C là từ Cost - Cước phí.
CFR - Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí:
Khi đã giao hàng an toàn lên tàu giống điều kiện FOB, rủi ro cũng được chuyển từ kgi hàng hóa được giao lên tàu, người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở hàng hóa đến cảng nước nhập khẩu, còn chi phí dỡ hàng từ tàu xuống do người mua chịu.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển chặng vận tải chính)
CIF – Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí:
CIF giống CFR về việc bên bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chuyển rủi ro, nhưng ở CIF người bán phải chịu thêm chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng.
Bí quyết để nhớ CIF đối chiếu với các điều kiện khác là chữ I – Insurance - Bảo hiểm.
Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + I (phí bảo hiểm).
CPT - Carriage padi to - Cước phí trả tới:
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ giống hệt CFR (người bán chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải chặng chính và trả cước) ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm sâu trong nội địa nước nhập khẩu.
CPT= CFR + f (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu).
CIP - Carriage and insurance paid to - Cước phí và bảo hiểm trả tới:
CIP = CPT+ i, đặc điểm của CIP là giống hệt CPT, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và trả cước phí đến cảng dỡ hàng và phải chịu thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định ở sâu trong nội địa nước nhập khẩu. Ngoài ra người bán sẽ phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa đến điểm đến chỉ định.
Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau: Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua. Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ------->>> CIF------->>> CPT------->>> CIP
-
Nhóm D
Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu. Còn đặc trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu.
DAT - Delireres at terminal - Giao hàng tại bến:
Người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến tại 1 bến theo quy định. Người bán phải chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến quy định an toàn.
DAP - Delivered at place - Giao hàng tại nơi đến:
Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
DDP - Delivered duty paid - Giao hàng đã thông quan nhập khẩu:
Giống điều kiện DAP nhưng người bán chịu thêm thêm nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp các loại thuế liên quan.
Tóm tắt ý kiến tư vấn về nhớ nhanh 11 điều kiện của Incoterms 2010ncoterms 2010.
Trên đây là ý kiến tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về cách nhớ 11 điều kiện của Incoterms 2010. Cần lưu ý rằng, chúng ta không nên nhớ một cách máy móc, mà cần hiểu bản chất của các điều kiện thương mại quốc tế. Và điều quan trọng cần áp dụng các điều kiện Incoterms 2010 một cách chặt chẽ, thuần thục để ngăn ngừa rủi ro tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
--->>> Để được tư vấn pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp kịp thời cho từng trường hợp cụ thể, hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT!
Tác giả bài viết:
Tiến sỹ luật, luật sư Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Công ty Luật Thái An