Các trường hợp có thể tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH; thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH
---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
Câu hỏi: Kính chào luật sư Công ty luật Thái An, tôi là Lê Minh Anh (34 tuổi – Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Hiện tôi đang muốn thay đổi vốn điều lệ của công ty mình (công ty TNHH), mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi về thủ tục để thay đổi vốn điều lệ. Cảm ơn luật sư!
Trả lời: Chào bạn Minh Anh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty luật Thái An. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn luật như sau:
Vì trong câu hỏi của bạn không nêu rõ loại hình công ty bạn là công ty TNHH hai thành viên trở lên hay công ty TNHH một thành viên nên chúng tôi chia hai trường hợp:
-
Các trường hợp có thể tăng, giảm vốn điều lệ:
a. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH có từ hai thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho nhân viên;
+ Mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng vốn góp;
+ Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty;
+ Sau thời hạn cam kết lần cuối mà chưa có thành viên góp đủ số vốn cam kết, sau khi xử lý theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 mà vẫn chưa góp đủ vốn cam kết đó, thì công ty có quyền giảm vốn điều lệ.
b. Đối với công ty TNHH một thành viên
Công ty có quyền tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
+ Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn;
+ Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp của người khác;
Công ty không được quyền giảm vốn điều lệ.
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ:
(1): Thông báo gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký:
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;
- Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ - CP, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
(2): Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên với công ty TNHH hai thành viên trở lên; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;
(3): Văn bản của Sở kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư
Trong trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn và phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đã đăng ký thành lập công ty
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tới vấn đề vốn công ty TNHH tại các bài viết sau đây của chúng tôi:
- Các cách tăng, giảm vốn công ty TNHH
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên huy động vốn bằng những cách nào?
- Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH
- Sự giống và khác nhau giữa vốn góp và vốn điều lệ
- Chuyển quyền sở hữu công ty cho người nước ngoài
- Thủ tục rút vốn ở công ty TNHH 2 Thành Viên?
- Có thể góp vốn bằng xe tải cho công ty TNHH 1 thành viên ?
Liên quan tới chuyển đổi công ty TNHH:
- Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần
- Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên
- Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên
Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Luật Thái An!