Văn bản pháp luật mới 7105 Lượt xem

Quy định mới về bảo hiểm, lao động, tiền lương

Quy định mới về bảo hiểm, lao động, tiền lương có hiệu lực từ 02/2016: Điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH 2016, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Giờ làm việc tiêu chuẩn cho người lao động...

Quy định mới về bảo hiểm, lao động, tiền lương

Sau đây là những quy định mới về bảo hiểm, lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 2 năm 2016.

1. Điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH 2016

Từ ngày 15/02/2016, theo Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành. Cụ thể:
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng thực hiện theo công thức:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo công thức:
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

2. Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
Theo đó, đối tượng áp dụng tham gia BHXH bắt buộc: Người làm việc theo hợp đồng lao động và người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

BHXH một lần

- BHXH một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật BHXH:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện
b) Ra nước ngoài để định cư
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế
d) Hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội, công an khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu
- Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã BHXH hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi
c) Khi thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm: Mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ: Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Thời điểm tính hưởng BHXH một lần: Thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động (NLĐ) đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết định được quy định như sau:
Theo đó, từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, cụ thể:
- Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương. Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán: Mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Phụ cấp lương: Phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động...

3. Giờ làm việc tiêu chuẩn cho người lao động

Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH (thay thế Thông tư 33/2011/TT-BLĐTBXH) hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng có hiệu lực từ ngày 10/02/2016.
Theo đó:
- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; đối với NLĐ làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 9 giờ.
- Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng như sau:
+ Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 64 giờ; đối với NLĐ làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ.
+ Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 32 giờ; đối với NLĐ làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ.
- Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi NLĐ không quá 300 giờ.

4. Hướng dẫn mới về đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thông tư 139/2015/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
+ NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng;
+ NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách Trung ương bảo đảm.
Thông tư 139/2015/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.

Liên hệ ngay với Công ty luật Thái An để được cập nhật các văn bản pháp luật mới! 

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725