Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ 5885 Lượt xem

Thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền

Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp đã đăng ký bản quyền nhãn hiệu nhưng có một doanh nghiệp khác sử dụng chính nhãn hiệu đó trên website của doanh nghiệp họ thì giải quyết như thế nào? Cùng luật Thái An tìm hiểu nội dung này.

Kính chào công ty Luật Thái An, tôi có vấn đề này mong được luật sư tư vấn: Hiện nay, công ty tôi đã đăng ký nhãn hiệu công ty tại Việt Nam, nhưng hiện tại đã có một doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu của công ty tôi trên website của họ.Vậy luật sư cho tôi hỏi có phương án nào giải quyết vấn đề này không và pháp luật nước ta quy định như thế nào về hành vi này. Mong nhận được giải đáp từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn!

Thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Thái An với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Nhãn hiệu không chỉ là hình ảnh đại diện của một công ty, một tổ chức, mà nó còn là một thông điệp mà chủ nhân của nó muốn gửi đến cộng đồng. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy việc bảo vệ nhãn hiệu được quy định rất chặt chẽ trong pháp luật nước ta.

Như thông tin bạn cung cấp thì bạn phát hiện ra một doanh nghiệp khác có sử dụng nhãn hiệu của công ty bạn trên website của họ thì bạn cần đi làm thủ tục yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 201 luật sở hữu trí tuệ.

 Sau khi có kết quả giám định thì bạn có thể tham khảo các phương án giải quyết như sau:

Gửi thư thông báo cho bên vi phạm:

Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Trường hợp sau khi gửi thư thông báo, bên vi phạm vẫn không chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký của công ty bạn thì áp dụng biện pháp thứ hai như sau.

- Nộp đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Bạn cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của công ty bạn theo quy định tại Điều 203 luật sở hữu trí tuệ cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tùy vào mức độ và hành vi của bên xâm phạm mà có thể quyết định việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự cho phù hợp.

- Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Các biện pháp dân sự được áp dụng theo quy định tại Điều 202 luật sở hữu trí tuệ

- Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. 

- Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 171 của Bộ luật Hình sự. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của tôi về vấn đề của bạn, trong quá trình giải quyết vụ việc nếu có gì thắc mắc hãy liên hệ lại với chúng tôi để được giải đáp.

Công ty Luật Thái An

 

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725