Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ 3939 Lượt xem

Thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định pháp luật

Luật sư tư vấn về luật sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký quyền tác giả có là thủ tục bắt buộc không? Lợi ích của việc đăng ký quyền tác giả như thế nào. thủ tục thực hiện ra sao. Hãy cùng luật Thái An tìm hiểu nội dung này.

Thưa luật sư, tôi có vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư:  Hiện nay tôi sắp hoàn thành một cuốn sách về khoa học công nghệ. Tuy nhiên tôi không biết khi xuất bản cuốn sách tôi có bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả để đảm bảo quyền lợi của mình hay không. Nếu có thì thủ tục thực hiện như thế nào. Mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư.

thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định pháp luật

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ của công ty Luật Thái An. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

- Thứ nhất, về việc đăng ký quyền tác giả:

Theo quy định của pháp luật việc đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Trường hợp bạn không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra  bạn có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Việc đăng ký này là việc làm rất nhỏ nhưng mang lại giá trị to lớn cho bạn, sản phẩm ý tưởng của bạn sẽ được bảo hộ sở hữu và không thể xâm phạm.

- Thứ hai, về thủ tục đăng ký quyền tác giả:

 Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả nộp hồ sơ bao gồm:

a.Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng

Mẫu số 1: Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng.

Mẫu số 2: Tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

thủ tục đăng ký quyền tác giả

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Thời hạn cấp: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của tôi về vấn đề của bạn, trong quá trình giải quyết vụ việc nếu nếu có vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ lại với chúng tôi để được giải đáp.

Công ty luật Thái An    

 

 

 

 

 

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725