Mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người sử dụng lao động là bằng ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.
Câu hỏi của khách hàng:
Xin chào luật sư Công ty Luật Thái An. Tôi tên là Phan Thanh Trường, 55 tuổi, hiện đang điều trị bệnh tại nhà ở Nghệ An. Tôi có một thắc mắc về vấn đề mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:
Tôi làm công nhân cho một công ty xây dựng tại Ninh Bình. Trong khi đang làm việc trên giàn giáo, thì tôi bị ngã do giàn giáo sụp. May mà lúc đó tôi trên tầng 2 chứ không giờ đã chết rồi, nhưng tôi bị dập cả hai chân, bây giờ phải đi nạng và không thể làm việc. Trường hợp của tôi thì công ty phải bồi thường cho tôi như thế nào ?
Tư vấn của luật sư:
Chào bạn Phan Thanh Trường, cảm ơn bạn đã tin tưởng ở Công ty Luật Thái An chúng tôi. Về vấn đề mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là Bộ luật lao động 2012.
Theo đó thì người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động, cụ thể là:
a) Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
- Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian làm việc cho người lao động
- Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng
- Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
- Phải có bảng chỉ dẫn và hướng dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc;
b) Nghĩa vụ của người lao động:
- Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc của mình;
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, làm mất vệ sinh lao động.
Như vậy trong trường hợp của bạn, người sử dụng lao động đã vi phạm nghĩa vụ của mình khi đưa vào sử dụng giàn giáo không đủ an toàn, gây ra tai nạn cho người lao động với hậu quả là người lao động suy giảm rõ rệt khả năng lao động. Do vậy người sử dụng la động phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật như sau:
2. Mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người sử dụng lao động là bằng ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.
Trên đây là phần trả lời của Công ty Luật Thái An về vấn đề mức bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động. Nếu bạn Phan Thanh Trường cần được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể gọi điện tới Tổng đài Tư vấn Pháp luật của chúng tôi, các luật sư và chuyên gia tư vấn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Chúng tôi cũng có dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động khi bạn cần hỗ trợ.
Bạn Trường cũng có thể tìm hiểu về các vấn đề khác liên quan tới luật lao động tại trang Tư vấn luật lao động hoặc Hỏi đáp luật lao động.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN