Tư vấn hợp đồng 10242 Lượt xem

Tư vấn hợp đồng đại lý thương mại

Đại lý thương mại cũng là một trong những hình thức trung gian thương mại mang lại lợi ích vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Đại lý thương mại giúp cho bên giao đại lý đưa hàng hóa dịch vụ của mình đến gần hơn với thị trường nâng cao được hiệu quả cạnh tranh.

Đại lý thương mại cũng là một trong những hình thức trung gian thương mại mang lại lợi ích vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Đại lý thương mại giúp cho bên giao đại lý đưa hàng hóa dịch vụ của mình đến gần hơn với thị trường nâng cao được hiệu quả cạnh tranh.

Để thiết lập quan hệ đại lý thương mại các bên cần giao kết hợp đồng đại lý thương mại. Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại Công ty luật Thái An sẽ cung cấp vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng đại lý thương mại như sau:

1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại

1.1 Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ đại lý thương mại là gì? Đại lý thương mại là một hình thức trung gian thương mại có bên giao đại lý và bên đại lý theo đó thì bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý để hưởng thù lao.

Còn về khái niệm hợp đồng được hiểu như sau: Hợp đồng là sự thỏa thuận, thể hiện ý chí của các bên để phát sinh, thay đổi chấm dứt các quyền và nghĩa vụ

Từ hai khái niệm nêu trên thì ta có thể đưa ra được khái niệm hợp đồng đại lý thương mại như sau: Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

1.2 Đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại

Hợp đồng đại lý có những đặc điểm chung của một hợp đồng nói chung ngoài ra hợp đồng đại lý có những đặc điểm đặc trưng như sau:

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng đại lý bao gồm hai bên bên đại lý và bên giao đại lý, theo đó cả hai bên đều phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, về hình thức của hợp đồng: Pháp luật thương mại quy định hình thức của hợp đồng đại lý phải giao kết bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương. Các hình thức sau có thể coi có giá trị tương đương với văn bản: gmail, điện báo, telex, thông điệp điện tử

Như vậy, cũng như quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa và đại diện cho thương nhân, với tính chất phức tạp và liên quan đến lợi ích lâu dài của các bên, pháp luật quy định hình thức này là phù hợp. Đây là cơ sở, căn cứ quan trọng cho việc xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hợp tác giữa hai bên với nhau.

Thứ ba, đối tượng của hợp đồng đại lý thương mại là công việc phải làm. Giống như hợp đồng ủy thác, xét về bản chất, hợp đồng đại lý thương mại là hợp đồng dịch vụ nên đối tượng hợp đồng đại lý là công việc mà bên giao đại lý phải thực hiện có thể là: mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hay cung ứng dịch vụ thay cho bên giao đại lý.

2. Nội dung của hợp đồng đại lý thương mại

Nội dung của hợp đồng đại lý thương mại là toàn bộ các điều khoản của hợp đồng, trong đó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ liên quan giữa bên giao đại lý và bên đại lý mà các bên đã thỏa thuận.

Pháp luật hiện hành không quy định cứng nhắc về các nội dung của hợp đồng đại lý. Tuy nhiên nội dung hợp đồng thường có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý;
  • Hình thức đại lý
  • Quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng đại lý
  • Thời hạn đại lý

Để đảm bảo sự chặt chẽ, tránh tranh chấp các bên trong hợp đồng đại lý nên thỏa thuận thêm những điều khoản sau:

  • Biện pháp đảm bảo hợp đồng;
  • Chế độ bảo hành với hàng hóa đại lý;
  • Nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý;
  • Hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị;
  • Chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại;

3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại

Hợp đồng đại lý chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng đã được thực hiện xong, hết thời hạn hiệu lưc
  • Một trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại 2005, các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn quy định chứ không cần lý do mới có thể chấm dứt.
  • Hợp đồng đại lý thương mại cũng có thể chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo đúng các điều kiện tại Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Ngoài ra, vì hợp đồng đại lý thương mại chính là hợp đồng dịch vụ nên hợp đồng này cũng chấm dứt theo Điều 520 Bộ luật Dân sự năm 2015.

4. Các dịch vụ pháp lý có liên quan đến hợp đồng đại lý thương mại của công ty Luật Thái An

  • Tư vấn cho khách hàng hiểu về quan hệ đại lý thương mại, cũng như hợp đồng thương mại
  • Tư vấn để khách hàng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng đại lý thương mại
  • Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng đại lý thương mại
  • Tư vấn hoặc trực tiếp soạn thảo hợp đồng đại lý thương mại
  • Tham gia giải quyết tranh chấp trong quá trình phát sinh tranh chấp đối với hợp đồng thương mại

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề bạn hỏi. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tại các bài viết sau đây của chúng tôi:

Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Luật Thái An!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725