Hỏi đáp luật thương mại 5557 Lượt xem

Bảo vệ người tiêu dùng

Thưa luật sư, trong gia đình tôi thường xuyên là người phải đi mua sắp đồ dùng gia đình và các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt một mình vì chồng tôi công tác xa. Trong khi đi mua sắm, tôi thường xuyên gặp phải những vấn đề về chất lượng hàng hóa. Vậy, xin luật sư tư vấn cho tôi những quy định của pháp luật về quyền của người tiêu dùng và cách khiếu nại khi có vi phạm.

Người gửi: Đức Lưu
bao ve nguoi tieu dung

Chào bạn và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Thái An.

Hiện nay, vấn đề về tiêu dùng là rất phổ biến, không chỉ mình bạn mà đa số những người tiên dùng khác đều gặp phải, nhất là liên quan tới chất lượng và nguồn gốc hàng hoá cũng như phong cách phục vụ. Do đó, ngoài việc quan tâm tới thông tin về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng cũng nên trang bị cho mình những kiến thức căn bản về quyền lợi, nghĩa vụ của mình cũng như cách khiếu nại khi những quyền lợi đó bị xâm phạm. Sau đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về những quy định pháp luật cơ bản về về quyền của người tiêu dùng và cách khiếu nại khi có vi phạm.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 định nghĩa người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Điều 8 – Luật Bảo về người tiêu dùng quy định về quyền của người tiêu dùng như sau:
a) Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
b) Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
c)Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
d)Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
e) Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
f) Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
h) Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, khi một trong những quyền lợi trên của bạn bị vi phạm thì bạn có thể sử dụng các phương thức sau để bảo vệ quyền lợi của mình:

  • Thương lượng: Hai bên tự giải quyết tranh chấp với nhau. Phương thức này là cách giải quyết phổ biến, nhanh chóng và đơn giản.
  • Hòa giải: Giải quyết qua bên thứ ba là tổ chức hòa giải chuyên nghiệp hoặc hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương.
  • Trọng tài: Trung tâm trọng tài ra quyết định về tranh chấp.
  • Tòa án: Đối với vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.

Về quy trình khiếu nại:

Giấy tờ cần thiết:

  • Đơn khiếu nại – theo mẫu hoặc qua mạng tới trang web của Bộ Công thương.
  • Các hóa đơn chứng từ lên quan đến giao dịch.

Nơi khiếu nại:

  • Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Cục Quản lý cạnh tranh tại Hà Nội.
  • Sở Công Thương các tỉnh.
  • Hội bảo vệ người tiêu dùng.

Thời gian giải quyết:

  • Nếu hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ, tổ chức hòa giải sẽ tiến hành giải quyết trong thời hạn 15 ngày làm việc.
  • Nếu chưa hợp lệ, người tiêu dùng có quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong vòng 5 ngày.

Trên đây là những lời tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ hỏi đáp luật thương mại này của công ty chúng tôi.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725