Thủ tục thành lập chi nhánh tại địa phương khác với trụ sở chính là một nội dung quan trọng mà doanh nghiệp cần tìm hiểu khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh
Câu hỏi:
Công ty chúng tôi là công ty cổ phần mới thành lập cuối năm 2016, hiện tại đã hoạt động ổn định. Hiện nay tôi có nhu cầu mở chi nhánh ở tỉnh khác, muốn được tư vấn về thủ tục mở chi nhánh ở tỉnh khác thì cần những hồ sơ gì ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Công ty Luật Thái An. Với thắc mắc của bạn về vấn đề thành lập chi nhánh, công ty chúng tôi xin trả lời như sau:
- Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh được thực hiện hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh ở trong và ngoài nước, ở các địa phương khác nhau ở trong nước
2.1 Hồ sơ đăng ký
Theo quy định tại khoản 1 điều 33, Hồ sơ đăng kí hoạt động của chi nhánh gồm những tài liệu sau:
- Thông báo lập chi nhánh
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng quản trị
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
Đối với Thông báo thành lập chi nhánh cần có các nội dung sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
- Địa chỉ trụ sởchi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Thông tin đăng kýthuế;
- Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2.2 Trình tự, thủ tục đăng ký.
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định và nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động
Bước 2: Bộ phận một của nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận
Bước 3: Phòng Đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh
+ Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung: Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.
+ Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận: Phòng đăng ký doanh nghiệp nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Bước 4: Trả kết quả thành lập chi nhánh công ty:
Bước 5: Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp - thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng kí doanh nghiệp, bạn cũng có thể thực hiện thủ tục đăng kí hoạt động chi nhánh thông qua việc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tới chi nhánh công ty tại các bài viết sau đây của chúng tôi:
- Dịch vụ thành lập chi nhánh
- Thủ tục thành lập chi nhánh
- Có được ủy quyền cho chi nhánh ký kết hợp đồng ?
Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Luật Thái An!
Công ty Luật Thái An