Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chia tách doanh nghiệp là hoạt động cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chia và tách doanh nghiệp dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chia tách doanh nghiệp là hoạt động cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chia và tách doanh nghiệp dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi so sánh chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Điểm giống nhau của chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp
- Công ty trước và sau khi tách phải cùng loại với nhau.
- Cùng có chung đối tượng là Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần.
- Sau khi chia tách, các công ty doanh, doanh nghiệp vẫn phải cùng liên đới với nhau để chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính khác.
- Khi thực hiện Chia/tách, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục đầy đủ như sau: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh doanh nghiệp mới; Danh sách các cổ đông sáng lập, thành viên công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần; Giấy dự thảo điều lệ công ty mới; Biên bản quyết định đưa ra nghị quyết chia tách công ty;…
- Thông qua điều lệ, bầu và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và các thành viên mới; đăng ký kinh doanh công ty mới;
Chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp khác nhau ở điểm nào?
Để quyết định chia hay tách, doanh nghiệp cần phải dựa vào những điểm khác nhau. Dưới đây là điểm khác biệt giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp:
Đối với chia doanh nghiệp
- Luật điều chỉnh: Căn cứ vào Luật doanh nghiệp năm 2014 Điều 192
- Mục đích: Thành lập hai hoặc nhiều công ty mới
- Cách thức tiến hành: Công ty TNHH được chia thành nhiều công ty cùng loại, Công ty cổ phần,…
- Hệ quả pháp lý sau khi chia doanh nghiệp: Khi công ty mới được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bị chia sẽ không còn tư cách pháp lý.
Đối với tách doanh nghiệp
- Luật điều chỉnh: Căn cứ Điều 193 Luật doanh nghiệp năm 2014.
- Mục đích: Thành lập một hoặc 1 số công ty cổ phần mới hoặc công ty TNHH.
- Cách thức tiến hành: Công ty cổ phần hoặc TNHH thực hiện tách bằng cách chuyển một phần tài sản của mình đang có để thành lập công ty mới.
- Sự tồn tại của tách doanh nghiệp: Sau khi tách, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động.
Trên đây là những điểm giống và khác nhau giữa tách doanh nghiệp và chia doanh nghiệp. Tùy vào mục đích, nhu cầu mà bạn có thể chọn chia hoặc tách. Mọi thông tin vấn đề pháp lý còn vướng mắc quý khách có thể liên hệ Thái An để được hỗ trợ nhé!