Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển năng động như hiện nay, vấn đề tách doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Vậy chủ đầu tư cần nắm được những lưu ý khi tách doanh nghiệp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển năng động như hiện nay, vấn đề tách doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Vậy chủ đầu tư cần nắm được những lưu ý khi tách doanh nghiệp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!
Khái niệm tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Tức là, một doanh nghiệp có thể sử dụng một phần quyền, nghĩa vụ hoặc tài sản hiện có để tách thành một hoặc nhiều doanh nghiệp mới. Tuy nhiên doanh nghiệp bị tách vẫn có thể hoạt động mà không bị chấm dứt sự tồn tại.
Loại hình doanh nghiệp nào có thể tách?
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng được phép tách hoạt động. Theo đó, chỉ những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới có thể thực hiện hoạt động này. Ngoài ra những doanh nghiệp không thể tách doanh nghiệp gồm công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,....
Hiểu một cách đơn giản bởi lẽ, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không thể tách doanh nghiệp bởi tính chất chịu trách nhiệm với tài sản doanh nghiệp của 2 loại hình này. Trong đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là người tự làm chủ, tự phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Hơn nữa, tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp tư nhân không tách bạch. Bởi vậy ngoài việc chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp tư nhân sẽ không thể thực hiện các hoạt động tổ chức như chia, tách hay sáp nhập.
Một số hình thức tách doanh nghiệp phổ biến
Theo Điều 193 của Luật Doanh nghiệp 2014, các hình thức tác doanh nghiệp được thực hiện gồm:
- Chuyển nhượng một phần cổ phần, vốn góp của các cổ đông, thành viên cùng với số tài sản tương ứng cho doanh nghiệp mới theo tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp bị tách.
- Chuyển toàn bộ cổ phần, vốn góp một hoặc một số cổ đông, thành viên cùng tài sản tương ứng của họ sang cho doanh nghiệp mới.
- Kết hợp cả 2 hình thức nêu trên.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện tác doanh nghiệp
Khi thực hiện tách doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đảm bảo một số nghĩa vụ sau:
- Gửi Nghị quyết tách doanh nghiệp cho người lao động, chủ nợ về việc tách doanh nghiệp trong vòng 15 ngày tính từ ngày nghị quyết tác doanh nghiệp thông qua Nghị quyết tách doanh nghiệp của Hội đồng thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần,...
- Hai bên doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ thanh toán hợp đồng lao động, khoản nợ, nghĩa vụ tài chính,.... Trừ trường hợp doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp mới thành lập có thỏa thuận khác.
Trên đây là những lưu ý khi tách doanh nghiệp quan trọng nhất. Hy vọng có thể mang lại cho chủ đầu tư những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ Luật Thái An để được tư vấn chi tiết hơn nhé!