Tách doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp hiện có để thành lập một hoặc nhiều công ty mới. Quyết định này sẽ do chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông thống nhất và đưa ra.
Ngày nay, để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh thì hoạt động chia, tách doanh nghiệp diễn ra phổ biến hơn. Thực chất 2 hình thức này hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại nhầm lẫn dẫn tới những suy nghĩ lệch lạc. Nếu bạn cũng vậy, hãy theo dõi những thông tin so sánh chia và tách doanh nghiệp dưới đây để có cái nhìn chuẩn xác nhất.
Khái niệm của chia và tách doanh nghiệp
Muốn so sánh chia và tách doanh nghiệp đúng và chính xác. Việc đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về bản chất, khái niệm của từng vấn đi.
Chia doanh nghiệp
Tức là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể thực hiện chia thành các công ty cùng loại. Công ty bị chia sẻ thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông. Sau khi công ty mới thực hiện đăng ký kinh doanh thì công ty chia sẽ chấm dứt sự tồn tại.
Về các khoản nợ chưa thanh toán, các tài sản liên quan thì công ty liên đới cùng nhau chịu trách nhiệm. Hoặc có thể tự thỏa thuận đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp hiện có để thành lập một hoặc nhiều công ty mới. Quyết định này sẽ do chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đông thống nhất và đưa ra.
So sánh chia và tách doanh nghiệp
Khi đã hiểu rõ về bản chất của từng hình thức, việc so sánh chia và tách doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Dưới đây là những thông tin so sánh chi tiết bạn có thể tham khảo:
Điểm giống nhau
- Đối tượng chia, tách doanh nghiệp đều là những công ty TNHH, công ty cổ phần.
- Công ty sau khi bị chia tách vẫn cùng loại với công trước đó.
- Sau khi thực hiện chia, tách, công ty liên đới vẫn phải chịu trách nhiệm với công ty trước đó về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính,....
- Thủ tục pháp lý gần giống nhau.
Sự khác nhau
Tiêu chí |
Chia doanh nghiệp |
Tách doanh nghiệp |
Cơ sở pháp lý |
Theo Điều 192 Luật Doanh nghiệp. |
Theo Điều 193 Luật Doanh nghiệp. |
Mục đích |
Thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. |
Thành lập một hoặc một số công ty mới. |
Hình thức thực hiện |
Chia các cổ đông, thành viên, tài sản của công ty. |
Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có. |
Hệ quả pháp lý |
Doanh nghiệp sau khi chia chấm dứt hoạt động, công ty mới được nhận giấy phép kinh doanh. |
Doanh nghiệp mới và doanh nghiệp bị tách cùng hoạt động, có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. |
Với bảng so sánh chia và tách doanh nghiệp trên, mong rằng có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về hoạt động này. Nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào, hãy liên hệ Luật Thái An để biết thêm chi tiết nhé!