Hỏi đáp luật thương mại 24147 Lượt xem

Nội dung hợp đồng môi giới thương mại

Hiểu được nội dung hợp đồng môi giới thương mại chính là chìa khóa giúp cho hoạt động môi giới thương mại được hiệu quả hơn và phòng ngừa các rủi ro pháp lý

Chúng ta thường xuyên nhắc tới các hoạt động như môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới xuất khẩu lao động …nhưng ít ai biết được bản chất pháp lý của hoạt động môi giới thương mại và nắm rõ được những nội dung của hơp đồng môi giới thương mại cần thiết phải có. Bài viết sau đây Công ty luật Thái An sẽ giúp các bạn có những cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động môi giới thương mại.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

noi-dung-hop-dong-moi-gioi-thuong-mai

1. Khái niệm môi giới thương mại

Môi giới thương mại là hoạt động trung gian thương mại, theo đó bên môi giới thương mại là một thương nhân có vai trò làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (hay gọi cách khác là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới thương mại.

Ví dụ về môi giới thương mại: Công ty A ký hợp đồng với công ty B để môi giới tiêu thụ hàng hóa do bên A sản xuất ra, khi đó giữa công ty A và công ty B có quan hệ hợp đồng môi giới thương mại. Công ty B tìm được công ty C có nhu cầu mua hàng hóa  của công ty A, giữa công ty B và công ty C cũng có thể có quan hệ môi giới thương mại nếu như Công ty C muốn thông qua công ty B để môi giới mua những hàng hóa công ty C đang cần.

2. Đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại:

Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, Trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động môi giới thương mại nhưng ngành nghề kinh doanh không cần phải trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Bên được môi giới không nhất thiết phái là thương nhân.

Nội dung hoạt động môi giới thương mại rất rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau như: tìm kiếm và cung cấp thông tin về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu hàng hóa dịch vụ môi giới đến người được môi giới. thu xếp để các bên tiếp xúc với nhau …

Mục đích của bên môi giới thương mại là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thù lao được trả từ hoạt động môi giới.

Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng ra bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới thuê máy bay, môi giới tàu biển, môi giới bất động sản…Tùy từng lĩnh vực sẽ được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.

Hoạt động môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại. Hình thức hợp đồng môi giới thương mại không được Luật thương mại 2005 quy định. Tuy nhiên các bên nên cân nhắc ký hợp đồng bằng văn bản để cụ thể hóa quyền và lợi ích của mình, hạn chế tranh chấp phát sinh.

3. Nội dung hợp đồng môi giới thương mại

  • Thông tin của bên môi giới và bên được môi giới bao gồm: địa chỉ trụ sở, mã số thuế, đại diện theo pháp luật…
  • Đối tượng và nội dung môi giới: trung gian môi giới hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…
  • Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới

Được quyền tiến hành các nghiệp vụ trung gian tìm khách hàng mua/bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bằng các hình thức môi giới

Bảo quản các hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện công việc môi giới và hoàn trả cho bên được môi giới khi công việc hoàn thành.

Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ mà mình môi giới

Đảm bảo bí mật thông tin đối với những tài liệu, văn bản, thông tin mà bên được môi giới cung cấp.

Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới cho phép thực hiện.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới

Yêu cầu bên môi giới bảo mật thông tin, không cung cấp các thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.

Yêu cầu bên A bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu để thực hiện việc môi giới và hoàn trả cho mình sau khi hoàn thành việc môi giới thương mại.

Thanh toán phí môi giới đúng hạn

Chịu các chi phí liên quan đến quảng cáo để thực hiện việc môi giới thương mại nếu hai bên không có thỏa thuận khác.

Các quyền và nghĩa vụ khác

  • Vi phạm hợp đồng: quy định các chế tài xử lý trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng
  • Điều khoản về chấm dứt hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng: Các trường hợp hợp đồng chấm dứt hiệu lực, các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng, nghĩa vụ thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, xử lý vi phạm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
  • Điều khoản về bảo mật thông tin: Định nghĩa thông tin mật, nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại và trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật
  • Giải quyết tranh chấp: Quy định phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài…

Nếu cần có một hợp đồng chặt chẽ, kín kẽ và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình trong giao dịch, bạn có thể tham khảo dịch vụ soạn thảo hợp đồng chất lượng cao và chi phí rất phải chăng của chúng tôi tại đường link này: https://dangkydoanhnghiep.org.vn/bang-gia-dich-vu-soan-thao-va-ra-soat-hop-dong.html

Hãy liên hệ ngay với Luật Thái An để được tư vấn kịp thời!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725