Tư vấn luật lao động 27138 Lượt xem

Các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm.

Luật Thái An tự hào có đội ngũ luật sư có hiểu biết phong phú và kinh nghiệm dầy dạn tư vấn pháp luật lao động cho các doanh nghiệp cũng như xử lý các vụ việc tranh chấp lao động khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả người sử dụng lao động lẫn người lao động. Đồng thời chúng tôi cũng luôn chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình liên quan tới vấn đề kỷ luật lao động với đông đảo bạn đọc trên cả nước.

1. Thế nào là kỷ luật lao động ?

Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm.

2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh kỷ luật lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh kỷ luật lao động là Bộ luật lao động 2012.

3. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

Đứng từ góc độ của người sử dụng lao động, khi muốn xử lý kỷ luật người lao động thì bạn phải hiểu là cần rất thận trọng trong từng đường đi nước bước. Để tránh vướng phải các tranh chấp lao động cũng như khiếu kiện lao động, người sử dụng lao động cần đảm bảo các vấn đề sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, chứ không thể kỷ luật người lao động dựa trên những nhận xét và đánh giá chủ quan, chung chung.
  • Trong quá trình đánh giá người lao động, phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, thí dụ như tổ chức công đoàn.
  • Phải tổ chức các buổi họp để đánh giá công việc của người lao động, NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Nếu có đủ căn cứ để kỷ luật người lao động, thì việc kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
  • Một hành vi vi phạm chỉ chịu một hình thức kỷ luật, không xử lý kỷ luật chồng chéo tạo ra sự đối xử bất công đối với người lao động. Khi người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật cao nhất mà thôi.
  • Người sử dụng lao động không được xử lý vi phạm đối với người lao động nếu:
    • Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ việc mà đã được người sử dụng lao động phê chuẩn;
    • Người lao động đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam;
    • Người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận về hành vi phạm tội (nếu có);
    • Người lao động là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, người lao động đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
    • Người sử dụng lao động không được kỷ luật lao động nếu người lao động bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà làm mất khả năng điều khiển hành vi.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

4. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Để có thể xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động không thể thích xử lý lúc nào cũng được. Nếu đã quá thời hiệu thì cho dù có đủ bằng chứng thì ngưởi sử dụng lao động cũng không thể kỷ luật người lao động:

  • Đối với các vi phạm thông thường của người lao động, người sử dụng lao động phải xử lý kỷ luật trong vòng sáu tháng kể từ ngày vi phạm.
  • Đối với các vi của người lao động mà liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, người sử dụng lao động phải xử lý kỷ luật trong vòng mười hai tháng kể từ ngày vi phạm.
  • Trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm, nghỉ việc mà được người sử dụng lao động phệ duyệt, bị tạm giam và đang chời kết quả điều tra thì người sử dụng lao động không thể kỷ luật người lao động. Nhưng sau khi hết thời gian này thì trong vòng tối đa 2 tháng tiếp theo, người sử dụng lao động phải kỷ luật người lao động nếu có đủ căn cứ, còn không thì hết thời hiệu.

5. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

a)     Xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách

Có thể khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với trường hợp vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, hoặc theo Nôi quy lao động và Thỏa ước lao động nếu có quy định.

b)     Xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức

Hình thức xử lý kỷ luật lao động này áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, hoặc theo quy định trong Nội quy lao động và Thỏa ước lao động.

c)     Xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải

Người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức sa thải trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc
  • Người lao động có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác
  • Người lao động có hành vi dùng ma túy tại nơi làm việc
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Người lao động có hành vi có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt đến người sử dụng lao động
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà bị tái phạm.
  • Người lao động có hành vi tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng được quy định như sau:
    • Nghỉ việc do thiên tai, hỏa hoạn, do các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật; 
    • Nghỉ việc do bản thân, tứ thân phụ mẫu, con cái (con đẻ, con nuôi hợp pháp) ốm. Người lao động phải xuất trình giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng ốm đau đó.
    • Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể

6. Nội quy lao động

Việc xử lý kỷ luật người lao động muốn được tiến hành một cách bài bản, có cơ sở và căn cứ, hợp tình và hợp lý thì việc soạn thảo, ban hành và đăng ký nội quy lao động doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Bạn có thể nhấp vào các bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm:

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề kỷ luật lao động. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên cố gắng tối đa để tuân thủ các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và tránh các rủi ro.

7. Kỷ luật bằng cách yêu cầu bồi thường vật chất

Các hình thức bồi thường vật chất và điều kiện áp dụng:

  • Nếu người lao động gây sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị thì có thể phải bồi thường. Nếu giá trị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương. Tiền lương làm cơ sở tính mức bồi thường là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề. Tiền lương này cũng là khoản còn lại sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.
  • Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau: 
    • Làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên 
    • Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản ..... của người sử dụng lao động 
    • Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động 
    • Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. 

Lưu ý: Việc kỳ luật bằng cách yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng trong các trường hợp bất khả kháng.


Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về xử lý kỷ luật lao động. 

Chúng tôi cũng có dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động khi bạn cần hỗ trợ.

Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu về các vấn đề khác liên quan tới luật lao động tại chuyên mục Tư vấn luật lao động cũng như Hỏi đáp luật lao động.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN 
  Đối tác pháp lý tin cậy

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725