Chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp 551 Lượt xem

Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp hiện nay

Trên thị trường hiện nay, sáp nhập doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng hiểu rõ về giao dịch này. Vậy sáp nhập doanh nghiệp là gì? Có các hình thức sáp nhập doanh nghiệp nào phổ biến nhất?

Trên thị trường hiện nay, sáp nhập doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng hiểu rõ về giao dịch này. Vậy sáp nhập doanh nghiệp là gì? Có các hình thức sáp nhập doanh nghiệp nào phổ biến nhất? Tham khảo những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Theo nghĩa hẹp, sáp nhập doanh nghiệp chính là giao dịch mà trong đó có một hoặc một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi sáp nhập hoàn thành, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.

Theo nghĩa rộng, sáp nhập doanh nghiệp còn bao gồm cả việc 2 hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích hợp pháp của mình để thành lập một doanh nghiệp mới. Như vậy doanh nghiệp trước sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động.

Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp

Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp khá phổ biến. Tùy vào căn cứ khác nhau mà có những hình thức sáp nhập riêng. Điển hình nhất phải  kể tới như:

Căn cứ vào chức năng của các công ty thành viên

- Sáp nhập theo chiều ngang: Đây là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp cạnh tranh có cùng loại sản phẩm và thị trường. Sáp nhập theo hình thức này sẽ mang tới cơ hội mở rộng thị trường, giảm các chi phí cố định,....

- Sáp nhập theo chiều dọc:  Hình thức này được thực hiện nhằm giảm chi phí các giao dịch cũng như khoản phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối. Từ đó tạo ra lợi thế về vấn đề kiểm soát hàng hóa ra, giảm các chi phí trung gian,...

- Sáp nhập kết hợp (Conglomerate): Hình thức sáp nhập này được thực hiện để hình thành nên các tập đoàn, thể hiện sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh liên quan và không liên quan. Từ đó làm giảm đi những rủi ro nhờ đa dạng hóa và khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong lĩnh vực tài chính.

Căn cứ vào chủ thể tham gia thương vụ

- Sáp nhập trong nước: Hình thức này được diễn ra tại một quốc gia, được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ một quốc gia và không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới.

- Mua bán và sáp nhập xuyên biên giới: Hình thức này mở rộng hơn, được thực hiện giữa các doanh nghiệp thuộc 2 quốc gia khác nhau. Ngoài ra đây còn là hình thức đầu tư phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ đã xóa bỏ đi biến giới kinh doanh của các công ty đa quốc gia, từ đó xu hướng sáp nhập này ngày càng trở nên tất yếu.

Trên đây là chia sẻ về các hình thức sáp nhập doanh nghiệp hy vọng có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn chi tiết  hơn, hãy liên hệ Luật Thái An ngay hôm nay bạn nhé! 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725