Tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp 5185 Lượt xem

Giao dịch bị coi là vô hiệu trong luật Phá sản 2014

Khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thực hiện thanh toán giao dịch thì khi đó tùy vào các trường hợp khác nhau mà kết luận giao dịch đó bị coi là vô hiệu.

Khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thực hiện thanh toán giao dịch thì khi đó tùy vào các trường hợp khác nhau mà kết luận giao dịch đó bị coi là vô hiệu.
Căn cứ pháp lý: Điều 59 luật Phá sản.
Theo khoản 1, điều 59, Giao dịch được coi là vô hiệu khi:

  •  Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
  • Tặng cho tài sản;
  • Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp 1, những giao dịch trên đây, trong thời gian 6 tháng mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán mà vẫn thực hiện giao dịch thì trước ngày Tòa án nhân dan quyết định mở thủ tục phá sản thì được coi là vô hiệu.
Trường hợp 2, giao dịch đã mất khả năng thanh toán, được thực hiện trong 18 tháng đối với những người liên quan trước ngày Tòa án tuyên bố vô hiệu thì bị coi là vô hiệu.

Một số người liên quan được thực hiện:

  • Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;
  • Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;
  • Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
  • Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
  • Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy  định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 59 Luật phá sản 2014
  • Doanh nghiệp trong đó những người được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 59 Luật phá sản 2014  có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
  • Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725