Tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp 6330 Lượt xem

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể công ty cổ phần tương đối phức tạp, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tư vấn luật và và kế toán, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng như Sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan Thuế và cơ quan Công an…

Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan tới giải thể công ty cổ phần, đúc kết từ rất nhiều vụ việc khách hàng mỗi năm. Chúng tôi cung cấp dịch vụ giải thể công ty cổ phần với nhiều ưu việt là trọn gói, hiệu quả và chi phí rất hợp lý.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề pháp lý và thủ tục liên quan tới giải thể công ty cổ phần, cũng như dịch vụ giải thể công ty cổ phần: 

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải thể công ty cổ phần

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề giải thể công ty cổ phần là:

  • Luật doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

2. Các trường hợp giải thể công ty cổ phần

Công ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  • Công ty cổ phần kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Công ty cổ phần giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp 
  • Công ty cổ phần bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi không đề cập tới trường hợp giải thể này mà sẽ dành riêng một bài viết khác.

3. Điều kiện giải thể công ty cổ phần

Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau để có thể được giải thể:

  • Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
  • Tại thời điểm giải thể không có tranh chấp gì tại Tòa án hay cơ quan trọng tài

4. Trình tự, thủ tục giải thể công ty cổ phần

a)     Giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty (nếu có) trước khi giải thể công ty cổ phần

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của mình với các bước như sau:

  • Doanh nghiệp thanh toán tất cả các khoản nợ và theo thứ tự giải quyết sau: (1) giải quyết nợ cho người lao động (2) giải quyết nợ thuế (3) giải quyết nợ với bạn hàng và đối tác
  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

b)     Giải quyết nợ nần để giải thể công ty cổ phần:

Doanh nghiệp thanh toán tất cả các khoản nợ bao gồm nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ người lao động và nợ khác

c)     Đóng mã số thuế để giải thể công ty cổ phần:

Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

d)     Trả lại con dấu để giải thể công ty cổ phần:

Doanh nghiệp làm thủ tục trả dấu cùng Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an. Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

e)     Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần

  • Chủ sở hữu công ty có quyết định giải thể công ty
  • Doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty.

Chi tiết về hồ sơ giải thể công ty cổ phần có tại mục 4 của bài viết này.

f)     Xử lý hồ sơ giải thể công ty cổ phần

  • Phòng Đăng kýkinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

5. Hồ sơ giải thể công ty cổ phần

a)     Thành phần hồ sơ giải thể công ty cổ phần

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (nợ người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế, nợ khác)
  • Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của Ngân hàng về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản 
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc)
  • Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ
  • Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
    • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
    • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
    • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán
    • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
    • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
    • Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

b)     Số lượng hồ sơ giải thể công ty cổ phần

Số lượng hồ sơ giải thể công ty cổ phần là 01 (bộ)

6. Các hoạt động bị cấm khi giải thể công ty cổ phần

Kể từ khi có quyết định giải thể công ty cổ phần, nghiêm cấp công ty hoặc chủ sở hữu công ty thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Cất giấu, tẩu tán tài sản công ty
  • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  • Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của công ty;
  • Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp ký kết hợp đồng mới để thực hiện việc giải thể;
  • Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  • Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  • Huy động vốn dưới mọi hình thức dưới danh nghĩa của công ty đang bị giải thể.

Cá nhân và tổ chức có hành vi như trên, tùy theo tính chất và mức độ có thể bị phạt hành chính và thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp hành vi này gây ra hậu quả và thiệt hại thì người/tổ chức có hành vi trên phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

7. Dịch vụ giải thể công ty cổ phần của Luật Thái An

a)     Nội dung dịch vụ giải thể công ty cổ phần

  • Tiếp nhận thông tin, hồ sơ vụ việc giải thể công ty cổ phần
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc giải thể công ty cổ phần
  • Tư vấn chi tiết thủ tục giải thể công ty cổ phần
  • Soạn thảo hồ sơ giải thể công ty cổ phần;
  • Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần tại cơ quan có thẩm quyền
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền

Nếu doanh nghiệp cần dịch vụ quyết toán thuế để giải thể công ty cổ phần thì chúng tôi cũng có dịch vụ này.

b)     Những lý do bạn nên chọn dịch vụ giải thể công ty cổ phần của chúng tôi:

  • Bạn được tư vấn đầy đủ và toàn diện
  • Chi phí giải thể công ty cổ phần hết sức hợp lý
  • Dịch vụ giải thể công ty cổ phần trọn gói, đạt kết quả như mong muốn với thời gian nhanh chóng
  • Được hướng dẫn và tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan

Liên hệ ngay để được cung cấp dịch vụ giải thể công ty cổ phần với chi phí phù hợp nhất.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725