Trong quá trình kinh doanh thì chắc chắn sẽ có không ít các trường hợp công ty con bị “chới với” sau khi công ty mẹ gặp các vấn đề và giải thể
Trong quá trình kinh doanh thì chắc chắn sẽ có không ít các trường hợp công ty con bị “chới với” sau khi công ty mẹ gặp các vấn đề và giải thể. Vấn đề không hiểu được các bản chất pháp lý khiến cho các công ty con gặp lúng túng trong quá trình tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề khi rơi vào trường hợp này. Trong bài viết này công ty luật Thái An sẽ giúp bạn nắm được những giải pháp pháp lý để công ty con có thể tiếp tục chiến đấu khi công ty mẹ bị giải thể.
1. Một số thông tin về thủ tục giải thể doanh nghiệp
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh Nghiệp 2014, một công ty sẽ được coi là công ty mẹ của các công ty khác nếu nó thuộc vào các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Nếu nó sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
Thứ 2: Công ty đó có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên trong Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con đó.
Thứ 3: Công ty đó có quyền quyết định việc sửa đổi và bổ sung thêm điều lệ của công ty kia.
2. Cách xử lý công ty con khi công ty mẹ giải thể
Cũng tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con mà theo khoản 1 Điều 190 Luật Doanh Nghiệp 2014, thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu trong quan hệ với công ty con. Vậy nên, trong quá trình công ty mẹ bị giải thể thì công ty con sẽ phải đối mặt với một số vấn đề dưới đây:
Trường hợp 1: Xử lý phần góp vốn của công ty mẹ ở công ty con. Khi công ty mẹ giải thể thì phần góp vốn của công ty mẹ sẽ được chuyển nhượng lại cho một cá nhân khác hoặc cũng có thể yêu cầu công ty mua lại. Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 54 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định: “3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây: c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản”.
Trường hợp 2: Công ty mẹ là thành viên hay cổ đông thì trong quá trình giải thể dẫn tới công ty con không có đủ thành viên thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình công ty cho phù hợp. Nếu trong 6 tháng liên tục từ ngày giải thể mà công ty vẫn chưa đủ thành viên thì phải tiến hành giải thể.
Nếu bạn vẫn còn bất cứ vướng mắc gì hãy gửi câu hỏi về cho Công ty luật Thái An để được tư vấn. Trân trọng!