Tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp 840 Lượt xem

Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp chuẩn xác nhất 2021

Giải thể doanh nghiệp là xu hướng khá phổ biến hiện nay, nhận được sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp trải qua những bước nào?

Giải thể doanh nghiệp là xu hướng khá phổ biến hiện nay, nhận được sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư. Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp trải qua những bước nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để giải thể doanh nghiệp, trước tiên các doanh nghiệp cần thông qua quyết định giải thể bằng cách tổ chức cuộc họp. Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc giải thể sẽ cần phải được thông qua bởi chủ sở hữu. Bởi Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần, Hội đồng thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,....

Quyết định này cần phải được sự nhất trí của các thành viên về những vấn đề có liên quan tới thời hạn, giải thể, thủ tục thanh lý hợp đồng hay các khoản nợ,.... Nội dung của quyết định giải thể doanh nghiệp gồm:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

- Lý do giải thể;

- Thời hạn, thủ tục thanh lý các khoản nợ, thanh lý hợp đồng của doanh nghiệp,....

- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh của hợp đồng lao động.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp cần thông báo cho những người có quyền, lợi ích liên quan tới hoạt động giải thể doanh nghiệp về quyết định giải thể. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính thì cần phải gửi kèm quyết định giải thể phương án giải quyết nợ tới các chủ nợ. Hoặc những người có quyền nghĩa vụ liên quan.

Đồng thời thông báo cần có đầy đủ tên, địa chỉ, địa điểm, thời hạn và phương thức thanh toán. Ngoài ra còn nêu rõ thời hạn giải quyết khiếu nại cho chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Đây là bước không thể thiếu trong thủ tục giải thể doanh nghiệp. Theo đó chủ thể doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty và chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng quản trị trực tiếp thanh lý tài sản doanh nghiệp. Trừ một số trường hợp cần tổ chức thanh lý riêng theo Điều lệ công ty quy định.

Các khoản nợ doanh nghiệp được thanh toán cụ thể theo thứ tự như sau:

- Các khoản trợ cấp thôi việc, nợ lương, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cũng như các quyền lợi của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

- Nợ thuế;

- Một số khoản nợ khác.

Khi đã thanh toán hết các chi phí giải thể, các khoản nợ của doanh nghiệp. Phần còn lại sẽ thuộc về các thành viên, chủ thể doanh nghiệp tư nhân, cổ đông hay các chủ sở hữu của công ty.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Người đại diện của doanh nghiệp về mặt Pháp luật sẽ gửi hồ sơ giải thể tới Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 5 ngày làm việc. Tính từ thời điểm thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo hai phương thức:

- Sau khi nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về việc đăng ký giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế. Trong vòng 02 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến tới cơ quan đăng ký kinh doanh về việc giải thể của doanh nghiệp.

- Giải thể tự động sau thời hạn 180 ngày tính từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp mà không nhận được bất cứ phản đối nào của bên liên quan bằng văn bản.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về thủ tục giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ Luật Thái An để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725