Tư vấn pháp luật thuế 12038 Lượt xem

Tính thuế đất nông nghiệp như thế nào ?

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Diện tích; Hạng đất; Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Công thức tính thuế đất nông nghiêp là: Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định suất thuế

Việt Nam dựa vào sản xuất nông nghiệp nhiều, đất nông nghiệp chiếm 80% diện tích đất. Do đó, thuế đất nông nghiệp là một vấn đề được đông đảo bà con nông dân quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về cách tính thuế đất nông nghiệp:

1. Cơ sở pháp lý 

Cơ sở pháp lý điều thuế đất nông nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993
  • Nghị định số 21/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2011/NĐ-CP
  • Nghị định số 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12.

2. Cách tính thuế đất nông nghiệp

Thuế đất nông nghiệp được tính theo công thức sau:

[Thuế sử dụng đất nông nghiệp] = [Diện tích] x [Hạng đất] x [Định suất thuế]

Theo Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có quy định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: Diện tích; Hạng đất; Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Cụ thể như sau:

a. Diện tích đất tính thuế đất nông nghiệp:

Điều 6 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:

“Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.” 

Theo đó, diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính của Nhà nước hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Diện tích đất tính thuế gồm diện tích thực tế sử dụng kể cả bờ xung quanh của từng thửa ruộng, đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên.

Đối với các nông trường trạm trại quốc doanh diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luận chứng kinh tế - kĩ thuật được duyệt và thực tế địa hình.

b. Hạng đất:

Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.

Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:

  • Chất đất
  • Độ phì nhiêu của đất, thích hợp với từng loại cây trồng
  • Vị trí: là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
  • Địa hình: là độ bằng phẳng, dốc, trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
  • Các yếu tố khác: khí hậu, thời tiết; điều kiện tưới tiêu, năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của năm năm.

c. Định suất thuế:

Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất. Ví dụ: Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3; bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về căn cứ và cách tính thuế nông nghiệp. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật đất đai của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này. 

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725