Hiện nay kinh tế ngày càng phát triển, các mô hình kinh doanh cũng ngày một đa dạng và tiềm năng. Các doanh nghiệp mới liên tục được thành lập trong đó các doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các cá nhân cũng như nhóm cá nhân có dự định trong tương lai sẽ thành lập cho mình những doanh nghiệp mới những vẫn còn rất mù mờ về các thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như các vấn đề liên quan.
Để có thể thành lập một doanh nghiệp tư nhân đúng cách và thuận lợi thì những hiểu biết về pháp luật, thủ tục hành chính là điều không thể thiếu.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân phải tuân theo các giai đoạn và quá trình cơ bản sau:
Giai đoạn 1: Thu thập thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Sau đó chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên sáng lập công ty. Tiếp theo là thống nhất tên công ty, tốt nhất bạn nên lựa chọn tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không trùng lặp. Điều này có lợi cho quá trình hoạt động và truyền thông sau này. Tiếp theo là lựa chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp cho công ty của mình. Đây là địa điểm liên lạc cho doanh nghiệp của bạn trên lãnh thổ Việt Nam. Tiếp theo là xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Tiếp đó xác định chức danh người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đồng thời xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật để hoàn thành bước thiết lập thông tin cơ bản cho việc thành lập công ty.
Giai đoạn 2: Soạn thảo đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty lên đơn vị có thẩm quyền đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan có quy định tại Điều 20 Nghị định 43. Sau đó nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu mọi thông tin và giấy tờ hợp lệ, sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thì doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Sau khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp thì tiếp theo bạn phải làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp của mình. Để làm được con dấu pháp nhân bạn cần mang một bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp tới cơ sở chuyên khắc dấu để làm con dấu pháp nhân cho công ty. Sau đó là đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền tới nhận con dấu Giai đoạn 4: Sau khi thành lập công ty thì vẫn còn một số thủ tục pháp lý mà bạn cần quan tâm như: Tiến hành khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định của pháp luật. Ngoài ra còn một số các thủ tục pháp lý nhỏ nữa để đảm bảo công ty của bạn được đưa vào hoạt động một cách thuận lợi và đúng pháp luật.
Tuy nhiên để đảm bảo mọi thứ được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất bạn nên gọi tới các đơn vị tư vấn pháp luật doanh nghiệp chuyên nghiệp như Công ty tư vấn luật doanh nghiệp Thái An để được hỗ trợ một cách tốt nhất.