Hiện nay các mô hình công ty khởi nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng. Tuy nhiên khi triển khai ý tưởng kinh doanh, các doanh nhân khởi nghiệp thường tập trung vào thị trường và doanh số mà ít ai chú ý tới những vấn đề về pháp luật. Trong khi để doanh nghiệp có những bước đi vững chắc, hạn chế rủi ro, sẵn sàng cho khả năng huy động vốn đầu tư thì hiểu biết luật pháp là điều vô cùng cần thiết.
Trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghệ, thường các cá nhân hoặc nhóm cá nhân khởi nghiệp bằng cách "hùn tiền, hợp sức" với nhau mà không thành lập doanh nghiệp chỉ khi nào có nhà đầu tư rót vốn thì mới bắt đầu quan tâm đến việc hình thành tư cách pháp nhân và hình thành doanh nghiệp. Từ đó các thỏa thuận của các thành viên sáng lập lúc này đều là thỏa thuận miệng không có tính pháp lý nên khi xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích... hoặc từ đó dẫn tới tình trạng lợi dụng lẫn nhau.
Để có thể phát triển bền vững và thành công những người sáng lập nên rõ ràng ngay từ đầu về các điều khoản hợp tác, phương pháp làm ăn với nhau. Mỗi thành viên sáng lập công ty cần ý thức được và có hiểu biết cơ bản về pháp luật doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường đầu tư khi công ty ở giai đoạn bắt đầu phát triển vì nó đem lại tiềm năng lớn nhất. Nên một doanh nghiệp khởi nghiệp mô hình chuẩn, đội ngũ tốt và "luật chơi" rõ ràng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp khởi nghiệp thường sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối bận tâm về kinh doanh, phát triển sản phẩm mà ít chú trọng vấn đề pháp lý và hành chính. Cho tới khi đối tác, khách hàng có yêu cầu thì mới gấp rút thực hiện dẫn tới mất cơ hội hợp tác hoặc những rủi do lớn về pháp lý không lường được mà hủy hoại tương lai doanh nghiệp. Thông thường để một doanh nghiệp mới hoạt động cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đối với một số lĩnh vực kinh doanh thì các giấy phép chuyên ngành là điều kiện bắt buộc.
Ở Việt Nam các doanh nghiệp thường thiếu sót nhất về luật sở hữu trí tuệ. Bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu sự quan tâm về vấn đề này mà rất nhiều doanh nghiệp bị mất mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại do hợp đồng nhượng quyền thương mại lỏng lẻo, phát triển, mất quyền sở hữu phát triển sản phẩm. Hay đơn giản nhất là vi phạm luật sở hữu trí tuệ khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng đã được đăng ký sở hữu trí tuệ dẫn tới rất nhiều rắc rối về pháp lý.
Để một doanh nghiệp khởi nghiệp có những bước đi đầu tiên vững vàng và chắc chắn thì hiểu biết về luật doanh nghiệp và các vấn đề liên quan là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này thì ngay từ khi bắt đầu mỗi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp nên nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên gia về luật doanh nghiệp tư vấn và giúp đỡ.