Tại nước ta đặc biệt là tại quận Cầu Giấy, Hà Nội luôn là điểm nóng và là trung tâm của các doanh nghiệp, công ty hoạt động. Cũng bởi vậy mà có rất nhiều những doanh nghiệp, công ty liên tục được thành lập mới. Các công ty startup đủ ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực đang trở thành trào lưu được nhiều người đón nhận và theo đuổi. Tuy nhiên không phải ai khi có ý định mở công ty đều có những hiểu biết về luật để có thể hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp một cách thuận lợi, nhanh chóng và đúng luật.
Công ty luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói uy tín nhất tại Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực luật doanh nghiệp cùng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất.
Thái An xin giới thiệu tới quý khách hàng quy trình thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Giai đoạn 1 - Đây là giai đoạn chuẩn bị các thông tin thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp của khách hàng
- Chuẩn bị các giấy tờ của các thành viên cổ đông như: bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Khách hàng cung lựa chọn tên doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Khách hàng xác định địa chỉ trụ sở chính hợp pháp thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.
- Khách hàng xác định về vốn điều lệ của doanh nghiệp mình.
- Khách hàng xác định về chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ( chức danh giám đốc hay tổng giám đốc).
- Khách hàng xác định về ngành nghề kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật.
2. Giai đoạn 2 - Hoàn thành và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên cơ quan chức năng
Soạn thảo hồ sơ doanh nghiệp và chuẩn bị tất cả những giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Giai đoạn 3 - Tiến hành làm con dấu pháp nhân
Chuẩn bị bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để gửi tới cơ quan chức năng khắc dấu để thực hiện làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp theo luật quy định.
Khách hàng nhận lại con dấu pháp nhân. Khi đến nhận con dấu thì đại diện doanh nghiệp phải mang theo Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp bản gốc kèm theo chứng minh nhân dân cho cơ quan công an.
3. Thủ tục sau khi doanh nghiệp thành lập
- Thực hiện đăng ký khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong thời gian quy định.
- Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.
- Doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo.
- Nộp thuế môn bài và tờ khai.
- Nộp thông báo phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
- Làm thủ tục mua, đặt in hay tự in hóa đơn.
- Doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải dán hoặc treo “Hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở doanh nghiệp.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện trong quy định của pháp luật.
Để thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện các bước trên một cách đầy đủ để đảm bảo đúng luật. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó khăn, vướng mắc hoặc tốn quá nhiều thời gian và công sức để thực hiện đầy đủ các bước kể trên thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi, công ty luật Thái An sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục kể trên một cách nhanh chóng và đầy đủ đúng luật với mức chi phí vô cùng thấp.