Hỏi đáp pháp luật 1108 Lượt xem

Những vấn đề doanh nghiệp cần hết sức lưu ý sau khi thành lập

Những vấn đề doanh nghiệp cần hết sức lưu ý sau khi thành lập

1.Những loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

1.1.Thuế môn bài

Đây là loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nộp. Hiện nay mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có vốn điều lê trên 10 tỷ là 3.000.000 đ/ năm (ba triệu đồng), từ 10 tỷ đồng trở xuống là 2.000.000 đ/ năm; Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đ/ năm.

Trong trường hợp doanh nghiệp thành lập trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, còn trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

1.2.Thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ từ 50 tỷ đồng trở xuống thì khai theo quý, trên 50 tỷ đồng thì khai theo tháng.

1.3.Thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; và không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính Doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN, thời hạn nộp quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2.Phương thức góp vốn của các thành viên/ cổ đông vào công ty

Hiện nay, pháp luật chỉ cấm doanh nghiệp không được phép thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn vào doanh nghiệp mà chỉ thanh toán bằng các hình thức sau: séc, ủy nhiệm chi - chuyển tiền; các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

Do đó, khi góp vốn vào các doanh nghiệp không có quy định bắt buộc việc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng mà có thể góp vốn bằng tiền mặt (có biên bản giao - nhận tiền) hoặc qua ngân hàng, tùy hoàn cảnh thực tế.

3.Quy định về hóa đơn và chữ ký công cộng

3.1.Vấn đề hóa đơn

Hiện nay căn cứ theo quy định hiện hành, các loại hóa đơn bao gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm...tùy thuộc vào thực tế mà doanh nghiệp có thể tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng...

3.2.Chữ ký số

Căn cú Khoản 4, Điều 1, Luật số 21/2012/QH 13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì: “Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 110/2015/TT-BTC cũng ghi nhận:”NGười nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”.

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725