Tư vấn luật doanh nghiệp 7659 Lượt xem

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trên 50% vốn góp nhà nước có được phép làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khác có phần vốn góp của doanh nghiệp đó hay không

Cá nhân làm người đại diện phần vốn góp Nhà nước, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần có 70% vốn góp nhà nước vẫn có thể được là người đại diện theo pháp luật kiêm chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp khác.

Câu hỏi khách hàng

Cho tôi xin được tư vấn 1 nội dung về người đại diện theo pháp luật. Công ty tôi (Công ty A) là 1 Công ty cổ phần có 70% vốn Nhà nước. Tôi được Nhà nước cử làm người đại diện Vốn Nhà nước tại Công ty. Tôi giữ chức danh Chủ tịch HĐQT và là người đại diện theo pháp luật của Công ty này (Công ty A)Sau đó, Công ty tôi có liên kết mở 1 Công ty cổ phần mới (Công ty B), trong đó Công ty tôi (Công ty A) giữ 33% vốn tại Công ty mới này. Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị bầu tôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật của Công ty B. Vậy quý Công ty cho tôi biết việc tôi làm Chủ tịch Hội đồng Quản trịNgười đại diện theo pháp luật của cả 2 Công ty này có vi phạm pháp luật không (Cả 2 Công ty này đều chỉ có 1 người đại diện theo Pháp luật là tôi).

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Thái An, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

  1. Cơ sở pháp lí
  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 106/2015/NĐ-CP quy định về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
  • Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014
  • Thông tư 21/2014/TT-BTC ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
  1. Tư vấn khách hàng

Để trả lời câu hỏi của bạn thì cần phải căn cứ vào những cơ sở pháp lí sau.

Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014

Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
         …..

  1. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014

Điều 152. Chủ tịch Hội đồng quản trị

  1. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
  2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
    ........

Điều 5 thông tư  21/2014/TT-BTC quy định như sau:

Điều 5. Chế độ hoạt động của Người đại diện

  1. Người đại diện làm việc theo chế độ:
  2. a) Chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp (Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc).
  3. b) Kiêm nhiệm trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
    ...........

Do vậy, đối chiếu với quy định có thể thấy được bạn là người đại diện chuyên trách đối với phần vốn của nhà nước ở Công ty A

 Điều 47 luật số 69/2014/QH13 quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định như sau:

 Điều 47. Cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.

  1. Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn, cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Việc cử người đại diện phải thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định quyền, trách nhiệm của người đại diện.
  2. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  3. Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tham gia làm người đại diện tại một doanh nghiệp.
    ........

Từ những căn cứ pháp lí trên có thể thấy,  đối với doanh nghiệp có vốn góp nhà nước thì pháp luật chỉ cấm một cá nhân đang làm người đại diện phần vốn góp nhà nước chuyên trách được phép làm người đại diện phần vốn góp nhà nước cho doanh nghiệp khác chứ không cấm cá nhân đang làm người đại diện phần vốn góp nhà nước và đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty đó không được làm người đại diện theo pháp luật của một công ty khác.

Áp dụng vào trường hợp của bạn trong trường hợp này,  bạn có thể được là người đại diện theo pháp luật kiêm chủ tịch HĐQT của Công ty B.

Nếu bạn còn điều gì chưa hiểu hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725