Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư đã quy định nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó có ngành nghề đầu tư và địa bàn đầu tư. Đây là những ngành nghề tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích không những cho bản thân các nhà đầu tư mà còn cho cho xã hội và cho Nhà nước.
Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các lĩnh vực ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty Luật Thái An xin giới thiệu bài viết sau đây:
1. Các hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi khác nhau mà khi thực hiện các dự án đầu tư thuộc ngành nghề được hưởng ưu đãi tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật thì các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một trong những hình thức ưu đãi sau đây:
- Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường trong một thời hạn nhất định hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Hoặc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản ổn định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.
- Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
Như vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ở các lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì sẽ được hưởng các hình thức ưu đãi nói trên.
2. Các ngành nghề ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Căn cứ vào Phụ lục I thuộc Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 của Chính Phủ ,theo đó các ngành nghề đầu tư được hưởng ưu đãi bao gồm:
2.1 Các ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các lĩnh vực sau đây:
- Các ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Công nghệ cao, Công nghệ thông tin, Công nghiệp hỗ trợ:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ; Ươm tạo công nghệ cao, ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao;Sản xuất phần mềm, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu Composit theo quy định của pháp luật công nghệ cao và công nghệ thông tin.
- Các ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; Đánh bắt, nuôi trồng nông, lâm, thủy sản; Sản xuất muối và dịch vụ cứu hộ trên biển.
- Các ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến xử lý chất thải; Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cảng sông, cảng biển và các công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Các ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Giáo dục, văn hóa, xã hội, thể thao, y tế:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến xấy dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cự; Nghiên cứu khoa học, sản xuất nguyên vật liệu làm thuốc; Đầu tư kinh doanh cơ sở thực hiện phòng chống dịch bệnh; Đầu tư kinh doanh các trung tâm huấn luyện thể thao; Đầu tư xây dựng các trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh cho nạn nhân chất độc màu da cam, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, trung tâm cai nghiện ma túy, điều trị HIV/AIDS; Đầu tư xây dựng bảo tàng, nhà văn hóa dân tộc…
2.2 Các ngành nghề ưu đãi đầu tư:
- Các ngành nghề được ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đên sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Đầu tư nghiên cứu phát triển sản xuất phôi thép, than cốc, than hoạt tính; Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Sản xuất hóa dầu, hóa chất; Sản xuất sản phẩm có giá trị giá tăng từ 30% trở lên; Sản xuất linh kiện, phụ tùng phụ vụ cho ô tô, đóng tầu, phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp; Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng.
- Các ngành nghề được ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến nuôi trồng, chế biến, thu hoạch dược liệu, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm; Sản xuất thức ăn chăn nuôi; Dịch vụ khoa học kỹ thuật nuôi trồng nông – lâm – thủy sản; Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm theo kiểu tập trung công nghiệp; Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến; Khai thác hải sản.
- Các ngành nghề được ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến xây dựng, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; Xây dựng chung cư cho công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp, xây dựng ký túc xá, khu đô thị chức năng; Xử lý sự cố tràn dầu, sạt lở núi, đê, bờ sông, bờ biển; Áp dụng công nghệ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ, logistic, kho hàng, siêu thị, trung tâm thương mại.
- Các ngành nghề được ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực Giáo dục, văn hóa, xã hội, thể thao, y tế:
Bao gồm các ngành nghề liên quan đến đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; Sản xuất trang thiết bị y tế, kho bảo quản dự trữ dược phẩm; Sản xuất nguyên liệu làm thuốc; Đầu tư cơ sở thử nghiệm sinh học; Đầu tư nghiên cứu khoa học các bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền; Đầu tư kinh doanh thể dục thể thao, thư viện công cộng, rạp chiếu phim; Đầu tư xây dựng nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng.
Ngoài ra còn có các ngành nghề khác cũng được hưởng ưu đãi đầu tư, đó là hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.
Trên đây là một số ý kiến tư vấn của Công ty Luật Thái An các lĩnh vực ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này --->>> Hãy gọi ngay TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
Luật Thái An có rất nhiều kinh nghiệm thành lập công ty có vốn nước ngoài, cũng như tất cả các vụ việc thay đổi đăng ký kinh doanh khác đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN