Kiến thức pháp luật kinh doanh 2647 Lượt xem

“SÁCH GỐI ĐẦU GIƯỜNG” CỦA DOANH NGHIỆP

Là Bộ Luật GỐC quy định tất cả những quyền cơ bản của các doanh nghiệp như pháp nhân, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng, các biện pháp bảo đảm… nhưng Bộ Luật Dân Sự (BLDS) lại chưa nhận được sự quan tâm của đông đảo giới doanh nghiệp. Chỉ khi các luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai… không quy định thì người ta sẽ mới tìm đến các quy định trong BLDS.

Mặc dù có hiệu lực từ 01/01/2017, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn không hề biết những điểm mới trong Bộ luật dân sự MỚI (BLDS 2015). Sau đây là một số điểm nổi bật nhất của BLDS 2015 mà mỗi doanh nghiệp cần phải biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

  1. Quy định về đại diện doanh nghiệp
  • Theo quy định của Điều 134 BLDS 2015: “ Đại diện là việc cá nhân,pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.” Một pháp nhân có thể uỷ quyền cho một pháp nhân khác nhân danh tham gia một quan hệ pháp luật khác nếu hợp đồng uỷ quyền là hợp pháp.

Quy định này có điểm mới so với quy định tại BLDS trước đây (BLDS 2005): Trước đây pháp nhân chỉ được uỷ quyền cho cá nhân mà không được uỷ quyền cho pháp nhân khác đại diện tham gia các quan hệ pháp luật.

Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện GDDS với chính mình hoặc bên thứ ba cũng là người đại diện của người đó.

  • BLDS 2015 quy định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014: Công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Theo đó, quyền tự do kinh doanh được đảm bảo, quyền và lợi ích của các doanh nghiệ trong các giao dịch được đảm bảo hơn.
  1. Quy định về điều lệ doanh nghiệp

Ngoài các quy định về Điều lệ doanh nghiệp được ghi nhận trong BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm một số nội dung cần có trong điều lệ doanh nghiệp như:

  • Quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân (nếu có).
  • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
  • Điều kiện để trở thành thành viên của pháp nhân, quyền và nghĩa vụ của các thành viên nếu pháp nhân đó có thành viên.
  • Điều kiện để chuyển đổi hình thức pháp nhân.
  1. Quy định về trụ sở và tài sản của doanh nghiệp
  • Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi trụ sở thì phải công bố công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Tài sản của doanh nghiệp bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, thành viên sáng lập, các thành viên khác và các tài sản mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015.
  1. Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay
  • Lãi suất vay do các bên thoả thuận: Trường hợp có thoả thuận thì lãi suất theo thoả thuận không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay. Trong trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.
  • Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không được xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
  • Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước cung cấp với loại cho vay tương ứng.
  1. Quy định về hợp đồng
  • Về khái niệm hợp đồng: BLDS 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau cụm từ “hợp đồng” trong khái niệm về hợp đồng.
  • Về giao kết hợp đồng: Trong BLDS 2015 quy định sự im lặng của bên được đề nghị không được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
  • Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng:

+ Ngoài các biện pháp bảo đảm như BLDS 2005, BLDS 2015 còn thêm hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

+ Các doanh nghiệp có thể thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc ngược lại, theo BLDS 2015.

+ Bổ sung thêm trong trường hợp sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên cầm có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng. Bên cạnh quyền yêu cầu trả lại tài sản cầm cố, bên cầm cố có quyền yêu cầu trả lại các giấy tờ liên quan; bổ sung thêm quyền trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố.

+ Ngoài các nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã bổ sung thêm “lãi trên số tiền chậm trả’. Nghĩa vụ bảo hành sẽ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

+ Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ. Việc bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng mua bán.

  • Về biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng:

+ Điều 357 BLDS 2015 bổ sung thêm quy định nếu bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất chậm trả do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất thoả thuận quy định tại BLDS 2015.

+ Các doanh nghiệp khi tham gia ký kết hợp đồng có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ bị phạt vi phạm mà không bồi thường thiệt hại hoặc chịu cả hai chế tài.

+ Thời hiệu khởi kiện hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc được biết quyền và lợi ích của mình bị xâm hại.

Trên đây là một số điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần phải biết trong BLDS mới 2015. Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý gì còn vướng mắc, ---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

 

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725