Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sân chơi cho các doanh nghiệp. Xét riêng về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), một vấn đề đầy thách thức khi gia nhập TTP, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các chiến lược phù hợp.
Rào cản bản quyền đối với xuất khẩu
Lâu nay, các DN Việt Nam “có thói quen” sử dụng phần mềm không bản quyền, bởi đỡ chi phí. Nhưng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khi DN xuất khẩu buộc phải sử dụng phần mềm bản quyền thì chi phí của DN sẽ tăng lên, tức là sự cạnh tranh sẽ giảm.
Nếu như các DN nước ngoài rất quan tâm đến Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì DN Việt Nam lại tỏ ra quá hững hờ.
TPP chú trọng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh và tôn trọng bảo hộ quyền SHTT.
DN cần lưu ý rào cản bản quyền trong xuất khẩu. Đối thủ có thể cáo buộc DN Việt Nam sử dụng phần mềm máy tính của Microsoft không có bản quyền để không nhập khẩu hàng hóa.
Đối với SHTT, các yếu tố về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật thương mại, sáng chế, các nhà cung cấp dịch vụ internet, quyền tác giả và các quyền liên quan được coi trọng.
Thí dụ, Mỹ rất quan tâm đến vấn đề “bí mật thương mại” và và áp dụng nó để chống gian lận thương mại.
Nếu đối tác có vi phạm bản quyền thì các DN Mỹ sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhập khẩu mà không bị xem là vi phạm hợp đồng.
Thách thức trong thị trường nội địa
Ngay tại Việt Nam, DN cũng gặp nhiều khó khăn về SHTT. Những năm qua, mới chỉ có 20% DN Việt Nam xác lập quyền SHTT, nhưng việc thực thi vẫn còn quá yếu. Đây là điều vô cùng quan ngại trong TPP, khi làn sóng đầu tư, hàng hóa nước ngoài tràn ngập Việt Nam.
Khi thực thi TPP, các vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế... sẽ là thách thức không nhỏ đối với DN Việt Nam.
Ngoài việc tôn trọng quyền SHTT để tránh tranh chấp, kiện tụng, các DN Việt Nam cần đẩy mạnh việc đăng ký sản phẩm của mình ở trong nước và quốc tế để ngăn ngừa rủi ro về sau.
Chúng ta còn nhớ, bài học về thương hiệu của Petro Vietnam, cà phê Trung Nguyên tại Mỹ, thuốc lá Vinataba tại châu Á, kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc... Đây là lời cảnh tỉnh vô cùng cấp bách đối với DN Việt Nam “trên đường ra biển lớn”.
Luật Thái An tổng hợp
>>
Liên hệ ngay với công ty luật Thái An để được tư vấn luật sở hữu trí tuệ một cách tốt nhất!