Theo quy định của Điều 68, Luật sở hữu trí tuệ, thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện : có tính nguyên gốc và tính mới thương mại.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những sản phẩm ngày càng nhỏ về kích cỡ nhưng phát huy tối đa chức năng, tác dụng để phục vụ nhu cầu con người hoặc những “sản phẩm thông minh” có chức năng điều khiển tự động hóa. Mạch tích hợp đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm điện như: vi tính, máy giặt, điện thoại. Thiết kế mạch tích hợp bán dẫn là tài sản sở hữu trí tuệ chỉ được pháp luật bảo hộ khi tiến hành đăng ký bảo hộ. Nhằm giúp các cá nhân, tổ chức hiểu rõ về thủ tục đăng ký bảo hộ thiết kế, mạch tích hợp bán dẫn công ty luật Thái An giới thiệu bài viết sau đây.
1. Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thiết kế bố trí mạch tích hợp là sản phẩm sáng tạo của con người, là kết quả của quá trình đầu tư trí tuệ và tài chính rất lớn nhằm tạo ra những sản phẩm ngày càng tiện dụng, gọn nhẹ, cần ít nguyên liệu sản xuất nhưng lại có nhiều chức năng tiên tiến hơn.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là sự bố trí không gian ba chiều vị trí, kích thước của các phần tử của mạch điện tử và mối liên hệ giữa các phần tử đó.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, phải tồn tại dưới dạng một sản phẩm đã hoàn thành hoặc các bộ phận để tạo nên một sản phẩm hoàn thành, có giá trị sử dụng nhất định
- Thứ hai, bao gồm các phần tử mạch được bố trí, sắp xếp trong mối liên kết với nhau và tất cả được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn
- Thứ ba, sự liên kết của các phần tử mạnh nhằm thực hiện chức năng điện tử
Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
Theo quy định của Điều 68, Luật sở hữu trí tuệ, thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện : có tính nguyên gốc và tính mới thương mại.
Tính nguyên gốc: Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng hai tiêu chí:
- Thứ nhất: Thiết kế bố trí đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả. Tác giả đã có nhiều sự đầu tư trí tuệ nhất định để tạo ra thiết kế bố trí trong công nghệ thiết kế mạch bán dẫn. Thiết kế bố trí đó không phải là sự sao chép hoàn toàn của bất kỳ thiết kế nào đã có trước đó.
- Thứ hai: Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và các nhà sản xuất mạch tích hợp . Yêu cầu này đòi hỏi thiết kế bố trí chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, trình bày hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác
Tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu nó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
2. Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
2.1 Hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm những giấy tờ tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí theo mẫu
- Bản mô tả thiết kế của bố trí bao gồm: ảnh chụp hoặc bản vẽ thiết kế bố trí, mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế; bản mô tả mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí trong đó nêu rõ bản chất thiết kế bố trí.
- Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, chứng minh quyền đăng ký, giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện
- Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí và lệ phí
2.2 Trình tự đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Bước 1: Người có quyền nộp đơn nộp 01 bộ hồ sơ đã nêu tới Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Người nộp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện.
Bước 2: Thẩm định hình thức: Trong bước này cơ quan có thẩm quyền xem xét về mặt hình thức của hồ sơ đăng ký bao gồm: thành phần, số lượng, cách thức trình bày
Bước 3: Ra thông báo hợp lệ hoặc hợp lệ đối với đơn yêu cầu. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn nếu đơn đáp ứng yêu cầu ngược lại sẽ bị từ chối.
Bước 4: Đăng công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đối với đơn hợp lệ. Sau thời gian công bố nếu thiết kế bố trí đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ còn ngược lại sẽ từ chối và nêu rõ lý do.
2.3 Thời hạn thực hiện thủ tục
- Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng từ khi nhận đơn;
- Thời hạn công bố đơn: 02 tháng từ ngày đơn hợp lệ;
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: 03 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Trên đây là bài viết liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp.
---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!