Thành lập doanh nghiệp 10241 Lượt xem

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Thương nhân nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh tại Việt Nam cần hiểu biết các quy định của pháp luật: Điều kiện thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh; Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh,  Thủ tục thành lập văn phòng đại diện/chi nhánh...

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài

 

LUẬT THÁI AN CUNG CẤP DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI VỚI CHI PHÍ THẤP

BẢNG GIÁ TẠI ĐÂY

 

I. Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài (thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài)

1. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

- Thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của nước mình

- Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi kinh doanh hợp pháp tại nước của thương nhân nước ngoài

- Các trường hợp thương nhân nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:

+ Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên

+ Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

+ Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây tổn hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội hoặc văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, hoặc sức khoẻ của người dân cũng như huỷ hoại tài nguyên, môi trường

+ Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

2. Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

- Đơn đề nghị do đại diện có thẩm quyền của thương gia nước ngoài ký

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương gia nước ngoài (đã được dịch ra tiếng Việt v à được hợp pháp hóa lãnh sự)

> Nếu tài liệu có quy định thời hạn hoạt động của thương gia nước ngoài phải còn ít nhất là 01 năm

- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (trong năm tài chính gần nhất)

> Các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp: Phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự

- Bản sao Điều lệ đối trong trường hợp thương gia nước ngoài là các tổ chức kinh tế

-  Bản sao hợp đồng thuê trụ sở

- Bản sao hộ chiếu của trưởng Văn phòng đại diện (đối với người nước ngoài) hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu (đối với người Việt Nam)

* Thành phần hồ sơ: 01 bộ

3. Trình tự thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài (trình tự đăng ký văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài):

- Người thực hiện thủ tục: Đại diện thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền

- Nơi nộp hồ sơ: Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Thời hạn nhận kết quả:

+ Trường hợp sau khi thụ lý hồ sơ, nếu cần bổ sung, điều chỉnh hồ sơ cho hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho thương gia nước ngoài

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

* Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

II. Thủ tục thành lập Chi nhánh thương nhân nước ngoài

1. Điều kiện thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài

- Thương nhân nước ngoài được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của nước đó

- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp

* Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh thương nhân nước ngoài:

- Không đáp ứng được các quy định nêu trên

- Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Thương nhân nước ngoài bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam trong thời gian 02 năm

- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh trật tự xã hội, hoặc văn hoá đạo đức Việt Nam hoặc sức khoẻ của người dân, hoặc huỷ hoại tài nguyên, môi trường

- Hồ sơ không hợp lệ và thương nhân nước ngoài không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương gia nước ngoài

- Đơn đề nghị do đại diện có thẩm quyền của thương gia nước ngoài ký

- Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh (phải quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh)

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương gia nước ngoài

- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương của thương gia nước ngoài trong năm tài chính gần nhất

- Tài liệu chứng minh trụ sở hợp pháp (Bản sao hợp đồng thuê trụ sở)

- Quyết định về Người đứng đầu chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Lưu ý: Tài liệu phải dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự. Đối với thời hạn hoạt động của thương gia nước ngoài (nếu có ghi trên tài liệu): Phải còn ít nhất là 3 năm

* Thành phần hồ sơ: 01 bộ

3. Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh thương gia nước ngoài:

- Đại diện thương gia nước ngoài hoặc người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ

- Nơi nộp hồ sơ: Bộ Thương mại

- Thẩm định: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

- Thời hạn cấp giấy phép :

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định xong và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh, đồng thời gửi bản sao Giấy phép tới UBND cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, chỉnh sửa

+ Trường hợp không cấp phép: Ngay sau khi hết thời hạn nêu trên Bộ Thương mại ra thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài và nêu rõ lý do

+ Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

5. Thông báo hoạt động của Chi nhánh thương nhân nước ngoài (Liên hệ với Công ty luật Thái An để được hướng dẫn)

6. Mở tài khoản:

- Chi nhánh thương nhân nước ngoài được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng tiền đồng Việt Nam tại Ngân hàng hoạt động tại Việt Nam

- Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh thương gia nước ngoài được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài với điều kiện đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Trong trường hợp này Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tới thành lập văn phòng đại diện công ty tại các bài viết sau đây của chúng tôi:

Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Luật Thái An!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725