Báo cáo tài chính doanh nghiệp được xem lamột tài liệu quan trọng của doanh nghiệp trong pháp luật của nhà nước. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cụ thể về tình hình các hoạt đồng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó trong các giai đoạn, thường là theo quý.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được xem lamột tài liệu quan trọng của doanh nghiệp trong pháp luật của nhà nước. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cụ thể về tình hình các hoạt đồng tài chính cũng như hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó trong các giai đoạn, thường là theo quý.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp thường bao gồm 03 thành phần chính
- Bảng cân đối kế toán: Hiển thị tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả cho tổ chức tại một thời điểm cụ thể. Nó cho biết tổng giá trị tài sản của tổ chức và cách tổ chức tài trợ hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lợi nhuận: Trình bày thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoặc lỗ ròng của tổ chức trong một giai đoạn thời gian. Báo cáo lợi nhuận giúp xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của tổ chức.
- Báo cáo luồng tiền: Mô tả các hoạt động thu, chi và luồng tiền mà tổ chức đã trải qua trong một giai đoạn thời gian. Báo cáo này cung cấp thông tin về khả năng tài chính của tổ chức trong việc trả nợ, đầu tư và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Báo cáo tài chính giúp các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, và cơ quan quản lý đánh giá tình hình tài chính và hiệu suất của tổ chức, đồng thời đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, vay nợ và phân phối lợi nhuận.
Căn cứ vào Luật Quản lý thuế năm 2019 thì thời hạn để người nộp thuế nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế (kèm theo hồ sơ khai quyết toán thuế năm) chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Tức là, ngày nộp báo cáo tài chính là ngày 31 tháng 03 hàng năm trong trường hợp năm tài chính trùng với năm dương lịch.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được quy định như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.
+ Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước, thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý là 45 ngày.
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
+ Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm là 90 ngày.
Đối với các loại doanh nghiệp khác:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Đây là các thời hạn nộp báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Quý khách hàng nên tuân thủ và đảm bảo thực hiện đúng thời hạn nêu trên để đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì căn cứ vào Thông tư 133/2016/TT-BTC, cụ thể tại khoản 1 Điều 80 thì tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Còn đối với các doanh nghiệp có mô hình siêu nhỏ thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 132/2018/TT-BTC, báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ phải được gửi chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.