Tư vấn luật thương mại 27391 Lượt xem

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân sau khi phán quyết trọng tài bị hủy

Mặc dù đã có thỏa thuận trọng tài nhưng sau khi phán quyết của trọng tài thương mại bị hủy, một trong hai bên có thể khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Dạ cho e hỏi: trong trường hợp khi phán quyết trọng tài bị hủy các bên có thể mang vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền đúng hay sai ? vì sao

Chào bạn ! Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Thái An . Chúng tôi được trả lời câu hỏi của bạn về vấn đề hủy phán quyết trọng tài như sau:

  1. Căn cứ pháp luật

- Luật trọng tài thương mại 2010

- Nghị quyết số: 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại

  1. Điều kiện hủy phán quyết trọng tài

Căn cứ quy định tại điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010, việc xem xét hủy phán quyết trọng tài chỉ được thực hiện khi có đơn yêu cầu của một bên và phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

(1) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

(2) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;

(3) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

(4) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

(5) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Sau khi có phán quyết trọng tài, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, các bên có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài bằng cách gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cớ chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp.

  1. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

- Thẩm quyền xem xét hủy phán quyết trọng tài: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. Nơi tuyên phán quyết trọng tài được xác định dựa trên quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài. Trường hợp quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài không xác định hoặc không xác định rõ địa thì người yêu cầu phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài xác định .Tòa án căn cứ vào kết quả xác định của Hội đồng trọng tài để xem xét, quyết định việc thụ lý theo quy định của pháp luật.

- Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cơ bản được thực hiện như sau:

Bước 1: Nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Bước 2: Tiến hành thông báo theo quy định pháp luật và thành lập Hội đồng xét đơn yêu cầu

Bước 3: Hội đồng xét đơn yêu cầu mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài và ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết của trọng tài.

  1. Hậu quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài

Theo quy định tại khoàn 8 điều 71 Luật trọng tài thương mại 2010:

- Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện trong thời hạn nhất định.

- Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Cùng với đó, khoản 3 điều 2 cũng ghi nhận về thẩm quyền của tòa án đối với tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng đã bị hủy phán quyết trọng tài như sau:

3. Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:

a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;

Như vậy, khi phán quyết trọng tài bị hủy các bên có thể mang vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu không có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài.

 Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo quy định về thẩm quyền của Tòa án tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thủ tục khởi kiện, tham gia tố tụng của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường.

Trên đây là  giải đáp thắc mắc của chúng tôi về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân sau khi phán quyết trọng tài bị hủy. Công ty Luật Thái An mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức pháp lý về vấn đề này.

--->>> Hãy gọi ngay TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725