Tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp 847 Lượt xem

Quy trình tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật

Trong một giai đoạn nhất định khi công ty không còn đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động thì việc tạm ngừng kinh doanh là yêu cầu cần thiết. Đây là vấn đề không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên đòi hỏi vẫn phải thực hiện quy trình tạm ngừng kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật.

Trong một giai đoạn nhất định khi công ty không còn đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động thì việc tạm ngừng kinh doanh là yêu cầu cần thiết. Đây là vấn đề không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên đòi hỏi vẫn phải thực hiện quy trình tạm ngừng kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật.

Tạm ngừng kinh doanh hiểu một cách đơn giản là tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài lý do tài chính thì doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động vì một số lý do khác ví dụ như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và cần thời gian để sắp xếp lại công việc.

Quy trình tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Tại bước 1, cá nhân hoặc tổ chức sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và tài liệu theo quy định. Trong hồ sơ có một hạng mục rất quan trọng đó là lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các chủ doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ doanh nghiệp.

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Nếu hồ sơ đã hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ ới Phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Bạn lưu ý tằng, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh KHÔNG cần thiết phải nộp tại cơ quan thuế mà chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty         

Sau khi nhận được thông báo chính thức, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh với thời gian ghi rõ trên thông báo. Hết thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp có thể kinh doanh trở lại.

Để biết chi tiết hơn về quy trình tạm ngừng kinh doanh, liên hệ ngay Luật Thái An qua hotline: 1900633725. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, kịp thời.

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725