Tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp 801 Lượt xem

Quy trình giải thể doanh nghiệp bạn nên biết

Việc giải thể doanh nghiệp phát sinh khá nhiều quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước vô cùng phức tạp. Các doanh nghiệp buộc phải tuân theo quy trình giải thể doanh nghiệp nhất định.

Theo Luật Doanh Nghiệp quy định, khi muốn rút lui khỏi thị trường, doanh nghiệp buộc phải giải thế. Việc giải thể doanh nghiệp phát sinh khá nhiều quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước vô cùng phức tạp. Đây là mối quan hệ liên quan trực tiếp đến tài sản và hoạt động quản lý nhà nước. Vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải tuân theo quy trình giải thể doanh nghiệp nhất định.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp chính là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường. Có khá nhiều nguyên nhân khiến thương nhân phải giải thể sau một thời gian đăng ký kinh doanh  như chủ sở hữu đã đạt được mục tiêu đặt ra hoặc không đủ mạnh để hoạt động nữa. Bị cơ quan chức năng bắt phải giải thể theo quy định của pháp luật…cũng là một lý do phổ biến.

Trong một số trường hợp dưới đây, doanh nghiệp có thể bị giải thể như:

- Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

- Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Trình tự giải thể doanh nghiệp chủ đầu tư nên biết

Trước khi giải thể, doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ với cá nhân tổ chức có liên quan. Chủ doanh nghiệp nên ưu tiên hoàn thành thủ tục và thanh toán nợ sau khi giải thể:

- Nợ lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp.

- Nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước

- Các khoản nợ còn lại.

Vậy thủ tục xin giải thể công ty đối với cơ quan thuế sẽ tiến hành như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ xin giải thể cho cơ quan thuế

Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ dưới đây để làm hồ sơ:

- Quyết định giải thể doanh nghiệp (In 2 bản)

- Thông báo giải thể doanh nghiệp (In 2 bản)

- Biên bản họp hội đồng thành viên hoặc biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc giải thể công ty (In 2 bản)

- Giấy ủy quyền làm thủ tục giải thể

Bước 2: Thủ tục giải thể công ty đối với cơ quan thuế sau khi nhận thông báo

Nếu quý khách cần tư vấn kỹ hơn về quy trình giải thể doanh nghiệp, liên hệ Thái An qua hotline: 1900633725. Thái An chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả.

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725