Hỏi đáp luật lao động 4179 Lượt xem

Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đặt cọc khi ký kết hợp đồng

Yêu cầu người lao động đặt cọc khi ký kết hợp đồng, người sử dụng lao động vi phạm quy định của Bộ luật lao động.

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Hiện tôi có ý định ký kết hợp đồng lao động với một hãng xe taxi ở Hà Nội. Tôi có tham khảo một người bạn của mình đang làm việc tại đó thì cậu ấy bảo công ty sẽ yêu cầu đặt cọc 25 triệu đồng để ràng buộc việc thực hiện hợp đồng và để giữ gìn xe. Nếu ai tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì sẽ phải nộp phạt cho công ty số tiền là 40 triệu. Tôi muốn hỏi việc công ty yêu cầu người lao động đặt cọc như vậy có đúng không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Thái An. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Trước hết chúng tôi xin khẳng định, việc công ty yêu cầu người lao động đặt cọc khi ký kết hợp đồng lao động là trái quy định của pháp luật lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoại trừ trường hợp được phép thu tiền đặt cọc người lao động đi làm việc ở nước ngoài (việc đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng cung ứng lao động) áp dụng đối với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh (được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài), pháp luật lao động  Việt Nam hiện hành không có quy định nào khác cho phép người sử dụng lao động được quyền thu tiền đặt cọc đối với người lao động làm việc ở trong nước.

yeu-cau-nguoi-lao-dong-dat-coc

Điều 20 Bộ luật lao động quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, trong đó có hành vi yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Do đó, việc công ty taxi yêu cầu người lao động đặt cọc – thực hiện biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động mà hai bên giao kết là vi phạm quy định của pháp luật lao động. Khi thực hiện hành vi vi phạm này, nếu bị phát hiện công ty taxi sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP dưới các hình thức phạt tiền và bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả lại số tiền đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Trên đây là tư vấn câu trả lời của chúng tôi về trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đặt cọc khi ký kết hợp đồng lao động. Hi vọng câu trả lời này phần này giúp đỡ được bạn trong quá trình giải quyết vấn đề của mình. Bộ phận tư vấn luật của Công ty Luật Thái An luôn sẵn sàng tiếp nhận và trả lời các câu hỏi khách hàng gửi về. Chúng tôi cũng có dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động khi bạn cần hỗ trợ.

Chúng tôi cam kết mang đến những dịch vụ pháp lý chất lượng nhất. Chúc bạn thành công!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725