Hỏi đáp luật đầu tư 3863 Lượt xem

Làm gì để lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất?

Luật sư tư vấn luật đầu tư. Khi muốn lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất cho công ty cần lưu ý những nội dung gì. Quy trình theo dõi giám sát cụ thể được thực hiện ra sao? Cùng luật Thái An tìm hiểu nội dung này.

Chào Luật sư! Tôi đang có vấn đề này thắc mắc mong được Luật sư tư vấn: Công ty tôi đang chuẩn bị tiến hành lựa chọn nhà đầu tư cho gói thầu xây dựng. Để lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư công ty tôi cần làm những gì? Mong nhận được sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ phía luật sư? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Làm gì để lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến  Công ty Luật Thái An, vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để tiến hành việc lựa chọn nhà đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, công ty bạn cần tiến hành hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn. Đây là quá trình nhà thầu tiến hành giám sát, kiểm tra, theo dõi từ đó lựa chọn ra nhà đầu tư đem lại hiệu quả nhất, thông qua hoạt động này nhà thầu phát hiện ra những nhà đầu tư không đủ điều kiện đồng thời tìm ra nhà đầu tư có tiềm năng, phù hợp với điều kiện đặt ra cho gói thầu của mình.

Để thực hiện việc giám sát, theo dõi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, công ty bạn cần thực hiện những hoạt động sau:

Thứ nhất, chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư: Căn cứ pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu; việc tuân thủ các mẫu hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung;

Thứ hai, tiến hành đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Chất lượng báo cáo đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thời gian đánh giá;

Thứ ba, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư: Chất lượng báo cáo thẩm định; tính đầy đủ của hồ sơ trình duyệt kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; thời gian thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

Thứ tư, đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Quá trình đàm phán sơ bộ, đàm phán và hoàn thiện hợp đồng; nội dung thỏa thuận đầu tư, hợp đồng ký kết.

Quy trình giám sát, theo dõi cụ thể đối với lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT như sau:

- Nếu như công ty bạn áp dụng sơ tuyển, khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án hoặc khi phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, người có thẩm quyền quyết định cử cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu. Trường hợp dự án không áp dụng sơ tuyển, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trong đó nêu cụ thể tên của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.

- Đối với cá nhân hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (người được ủy quyền), Công ty bạn có trách nhiệm nêu cụ thể nội dung, phương thức giám sát, theo dõi đồng thời yêu cầu người được ủy quyền, bên mời thầu phối hợp và tạo điều kiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi có quyền yêu cầu bên mời thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư khi thực hiện giám sát, theo dõi. Trường hợp cần thiết, cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi có thể tham gia lễ mở thầu, các cuộc họp xét thầu của tổ chuyên gia hoặc các cuộc họp của tổ thẩm định. Cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi tuyệt đối không được can thiệp vào quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của bên mời thầu.

- Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện việc giám sát, theo dõi, cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi phải báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền. Nội dung báo cáo phải đềcập cụ thể về hành vi, nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu của bên mời thầu, đề xuất hướng khắc phục hoặc biện pháp xử lý.

- Trên cơ sở báo cáo của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi, người có thẩm quyền xem xét, quyết định biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm tính kịp thời và hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của chúng tôi về vấn đề của bạn quan tâm. 

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

 

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725