Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Hãy cùng Công ty luật Thái An tìm hiểu vấn đề này.
Người hưởng chế độ thai sản phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thuộc một trong các trường hợp:
Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi;
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
* Lưu ý: Lao động nữ mang thai và người lao động nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ mang thai:
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm:
Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD, bản chính) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp), Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:
Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng Bệnh án (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:
4.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
4.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp);
c) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:
5.1. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).
5.2. Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng Bệnh án (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
5.3. Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, bổ sung thêm:
5.3.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
5.3.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp);
c) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).
* Ngoài các loại giấy tờ theo quy định nêu trên có thêm Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD).
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, gồm:
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD).Cột tình trạng ghi sinh thường, sinh mổ hay sẩy thai, nạo hút thai. Cột thời điểm ghi ngày tháng năm trở lại làm việc sau thai sản.
Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.
Công ty luật Thái An là công ty tư vấn hàng đầu về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư nước ngoài, dịch vụ xin giấy phép, tư vấn luật lao động, tư vấn luật bảo hiểm... giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, kinh doanh, thương mại…
---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!