Thành lập doanh nghiệp 4322 Lượt xem

Điều kiện về đối tượng kinh doanh và đặt tên doanh nghiệp khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bạn chưa hiểu rõ về các điều kiện hay các thủ tục thành lập công ty và các giấy tờ có liên quan? Bạn là người nước ngoài không định cư hoặc đang có ý định định cư tại Việt Nam và chưa nắm rõ pháp luật Việt Nam ? Bạn đang băn khoăn nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với phương án kinh doanh?

Bạn chưa nắm rõ các quyền lợi nhận được, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện và các điều cấm trong việc thành lập công ty ? Bạn đang tìm một bên tư vấn một cách nhanh nhất và chính xác nhất và những điều khoản mới nhất của luật doanh nghiệp hiện nay? Hay đơn giản bạn muốn tìm bên cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp giúp bạn làm những điều đó? Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn đấy. Trong bài viết này Luật Thái An sẽ làm rõ các điều kiện về đối tượng kinh doanh và đặt tên cho doanh nghiệp trong việc hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện về đối tượng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Đối với chủ các doanh nghiệp là công dân Việt Nam hoặc chủ là người nước ngoài định cư sinh sống tại Việt Nam, điều kiện về đối tượng kinh doanh là:

- Các doanh nghiệp .

- Các tổ chức , cơ quan  hay cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .

Đối với chủ doanh nghiệp là thương nhân người nước ngoài có quốc tịch thuộc các nước thành viên WTO, được phép thành lập doanh nghiệp sau:

- Thành lập doanh nghiệp, công ty liên doanh tại Việt Nam.

- Công ty có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Doanh nghiệp, công ty thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam.

Điều kiện về tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

Tên của các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

- Loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên , công ty cổ phần, công ty hợp doanh , công ty tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (áp dụng điều 38 trong luật doanh nghiệp).

- Tên riêng của doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt.

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên tất cả các loại giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành nội bộ cũng như phát hành ra bên ngoài.

Cần lưu ý một số điều cấm trong việc đặt tên cho một doanh nghiệp:

- Không được đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

- Không được sử dụng những từ ngữ vi phạm văn hóa, truyền thống , thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

- Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty. Tuy nhiên nếu có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó thì vẫn có thể sử dụng.

Trên đây là một số điều kiện về đối tượng kinh doanh và tên của doanh nghiệp khi các chủ doanh nghiệp muốn thành lập một công ty mới cần lưu ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc về việc thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp ---> Hãy gọi ngay TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ để được cập nhật những thông tin, luật pháp mới nhất.

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725