Tư vấn hợp đồng 11272 Lượt xem

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận của các nhà đầu tư về việc đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định mà không thành lập một tổ chức kinh tế nào.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất tuy nhiên lại thiếu vốn hoặc thiếu cơ sở vật chất. Để giải quyết khó khăn trên doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác. Đây là hình thức hợp tác có nhiều ưu điểm giúp các bên tiết kiệm được chi phí và tiền bạc. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: “Có phải mọi chủ thể đều trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác không”. Nhằm giải đáp thắc mắc trên công ty Luật Thái An giới thiệu bài viết sau đây.

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Đầu tư năm 2014

2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đầu tư năm 2014 thì ta có thể hiểu hợp đồng hợp tác như sau:

“Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận của các nhà đầu tư về việc đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định mà không thành lập một tổ chức kinh tế nào”.

Hợp đồng hợp tác mang những đặc trưng chính sau:

  • Nội dung hợp đồng hợp tác được xây dựng giúp các bên liên kết, hỗ trợ với nhau để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Khác với các hình thức hợp tác khác các bên cùng góp vốn để hình thành nên tổ chức kinh tế thì ở hình thức này các bên gắn kết với nhau bằng thỏa thuận hợp đồng
  • Hợp đồng hợp tác mang tính song vụ. Tức trong quá trình thực hiện hợp đồng thì quyền bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại
  • Hình thức hợp đồng hợp tác pháp luật không có quy định bắt buộc bằng văn bản hay miệng. Tuy nhiên trên thực tiễn thì các bên thường ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản để thể hiện rõ ràng ý chí của các bên, tránh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3. Chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh

Xuất phát từ mục đích của hợp đồng hợp tác nên pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng hợp tác là nhà đầu tư.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên

Các nhà đầu tư có thể có thể hợp tác song phương hoặc đa phương khi ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các chủ thể này có vị trí bình đẳng với nhau, có lợi ích chung khi tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Về nguyên tắc thì mọi nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đểu trở thành chủ thể hợp đồng hợp tác, nếu không rơi vào trường hợp Luật cấm. Tuy nhiên, trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định riêng về chủ thể hợp tác kinh doanh, thì chủ thể hợp đồng phải tuân thủ các quy định đó.

Ví dụ: Trong lĩnh vực dầu khí, khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2009 của Chính phủ có quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí được ký kết giữa các nhà đầu tư: gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài; trong đó bắt buộc một bên là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Như vậy khi mong muốn hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí thì một trong các bên hợp tác phải bắt buộc là Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

 --->>> Hãy gọi ngay TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725