Tư vấn luật doanh nghiệp 9137 Lượt xem

Các trường hợp có thể xảy ra sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ thục phá sản

Theo luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp của Công ty luật Thái An, sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có 4 trường hợp có thể xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 trường hợp đó là gì:


  1. Trả lại đơn

Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp sau:

+ Người nộp đơn không đúng quy định tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014;

+ Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 34 Luật Phá sản 2014;

+ Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phá sản năm 2014;

+ Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn:

  • Tòa án nhân dân nơi chủ thể nộp đơn không tiếp tục giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Thủ tục phá sản được giải quyết tại Tòa án nhân dân khác (trong trường hợp có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã);
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động bình thường (trong các trường hợp trả đơn còn lại).
  1. Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác

Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi được phân công giải quyết đơn, Thẩm phán xem xét đơn. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác, Thẩm phán có trách nhiệm chuyển đơn cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn biết.

Đây là điểm mới của Luật Phá sản 2014. Quy định này hợp lý hơn về trình tự, hiệu quả trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản.

  1. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Trường hợp tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản ngay sau khi nộp đơn xảy ra với hai điều kiện:

  • Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014).

Có thể hiểu nguyên nhân của việc tuyên bố phá sản ngay khi mà chưa thụ lý đơn chính là do mục đích của thủ tục phá sản đã không đạt được, doanh nghiệp, hợp tác xã đã không còn tiền để tạm ứng án phí phá sản chứ không còn nói đến là có tài sản để thanh toán cho các chủ nợ, người lao động.

  1. Thụ lý đơn

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Ttrường hợp không phải nộp lệ phí phá sản thì thời điểm thụ lý tính từ ngày Tòa án nhân dân đệ đơn yêu cầu mử thủ tục phá sản hợp lệ.

Trên đây là những thông tin về các trường hợp có thể xảy ra sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Công ty luật Thái An đã tổng hợp. Nếu có bất kì thắc mắc nào về trình tự thủ tục phá sản hay các vấn đề pháp lí khác, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật kịp thời và chính xác nhất.

Công ty luật Thái An

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725