Thành lập doanh nghiệp 5393 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty như thế nào?

Thủ tục thành lập công ty (thủ tục thành lập doanh nghiệp) đối với hầu hết các loại hình công ty (doanh nghiệp) như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân ... theo Luật Doanh nghiệp 2015 gồm 4 bước chính dưới đây.

Thủ tục thành lập công ty thế nào

So với trước đây, thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam đã được đơn giản hóa rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và tuân thủ theo thủ tục. Nhằm giúp Khởi Nghiệp, Công ty luật Thái An hướng dẫn thủ tục thành lập công ty (thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp) như sau. 

Bước 1: Thu thập thông tin soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với mục tiêu, khả năng, định hướng phát triển của chủ doanh nghiệp. Lúc này cần hiểu rõ  đặc điểm, sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp để tìm loại doanh nghiệp nào là phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. (Hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới có các loại hình doanh nghiệp phổ biến là: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể liên hệ với các luật sư doanh nghiệp của Công ty luật Thái An để biết thêm chi tiết về đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp). 

- Cung cấp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực) của những thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập. Cần lưu ý số lượng thành viên hoặc cổ đông phải phù hợp với quy định về từng loại hình doanh nghiệp.

- Các thành viên hoặc cổ đông đặt tên công ty. Lưu ý nên đặt tên công ty sao cho ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã thành lập trước đó trên phạm vi cả nước. Để tránh đặt tên trùng lặp, gây nhầm lẫn, bạn có thể tra cứu qua mạng điện tử hoặc liên hệ với luật sư doanh nghiệp của Công ty luật Thái An.

- Xác định địa điểm của trụ sở chính của công ty. Lưu ý trụ sở có thể được thuê, cho mượn..., nhưng phải là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp và không thuộc trường hợp pháp luật cấm.

- Xác định vốn điều lệ hoặc vốn pháp định (liên hệ với luật sư doanh nghiệp của Công ty luật Thái An để biết thêm chi tiết).

- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty. Tùy quy định trong điều lệ và do các thành viên, cổ đông bầu mà người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc chủ tịch hội đồng thành viên (chủ tịch hội đồng quản trị).

- Xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp với mã ngành kinh tế và quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty (hồ sơ đăng ký doanh nghiệp)

 - Đây là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và độ chính xác cao. Bởi vậy, bạn nên cần sự trợ giúp của luật sư doanh nghiệp, để loại trừ rủi ro pháp lý, hạn chế thấp nhất mọi tranh chấp nội bộ sau này hoặc tránh việc hồ sơ bị trả lại do không hợp lệ, làm mất thời gian của doanh nghiệp.  Lưu ý việc soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

- Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Lưu ý: Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác hoặc cho công ty luật (văn phòng luật sư ) đi nộp thay căn cứ vào giấy ủy quyền hợp lệ. Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của bạn hợp lệ thì đến thời hạn luật định, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

- Để khắc dấu pháp nhân, cần cung cấp 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị có chức năng khắc dấu để làm con dấu của công ty.

- Nhận con dấu pháp nhân - Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho đơn vị khắc dấu.

Nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền hợp lệ cho người khác đến nhận.

Lưu ý: Khác với quy định trước đây, sau khi khắc xong dấu pháp nhân, doanh nghiệp mới không cần chuyển dấu cho cơ quan công an cấp tỉnh để đăng ký mẫu dấu, mà chỉ cần đăng ký sử dụng con dấu theo các trình tự luật quy định.

Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty (sau khi có đăng ký doanh nghiệp cần làm gì?)

a. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh cần làm các công việc sau đây:

- Bố cáo thành lập công ty qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

- Đăng ký sử dụng con dấu pháp nhân

- Đăng ký (lập hồ sơ) khai thuế ban đầu với chi cục thuế (nơi doanh nghiệp có trụ sở chính)

- Mua/tự in hoá đơn

- Nộp thuế môn bài

- Hàng tháng, hàng quý, hàng năm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế

Lưu ý: Việc đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử với chữ ký số là bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013

- Treo biển công ty tại tại trụ sở công ty

- Thực hiện hệ thống sổ sách kế toán và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật

b. Đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện: Ngoài các công việc nêu trên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật (giấy phép con, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy, an ninh trật tự...)

Trên đây là thủ tục thành lập công ty (thủ tục thành lập doanh nghiệp) để các chủ doanh nghiệp tham khảo trước khi khởi nghiệp hoặc phát triển kinh doanh. Trường hợp không có kinh nghiệm, lại thiếu tự tin, vừa muốn phòng tránh rủi ro pháp lý và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, các chủ doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Công ty luật Thái An để được trợ giúp kịp thời!

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725