Hỏi đáp luật doanh nghiệp 7835 Lượt xem

Quy định về thành lập trường mầm non tư thục

Thưa luật sư. Tôi đang có mong muốn mở một cơ sở mầm non, hiện tại tôi đang chuẩn bị cơ sở vật chất, dự kiến hoàn thiện vào dịp sau Tết Nguyên Đán sắp tới. Trước kia, tôi đã có 5 năm kinh nghiệp công tác và quản lý trong trường mầm non công lập. Tôi phải chuẩn bị những gì để xin cấp phép mở cơ sở mầm non ạ?

Người gửi: Đinh Uyên
thanh lap truong man non tu thuc

Chào bạn và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Thái An.

Nội dung câu hỏi của bạn đã được quy định rõ tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục và Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đây, chúng tôi xin nêu lại một cách cô đọng để bạn hiểu rõ và tiện tra cứu.

Thứ nhất, về trình tự thực hiện:

  • Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép hoạt động giáo dục có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, nộp hồ sơ trực tiếp cho cán bộ đầu mối của phòng GD&ĐT.
  • Cán bộ đầu mối chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn Mầm non Phòng GD&ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế để cho phép hoạt động giáo dục của tổ chức, cá nhân.
  • Nếu nhà trường, nhà trẻ tư thục đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu nhà trường, nhà trẻ tư thục chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ tư thục bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Thứ hai, về hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục:

  • Bản sao chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở mẫu giáo tư thục.
  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động (theo mẫu).
  • Báo cáo chi tiết về điều kiện tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên (theo mẫu).
  • Danh sách kèm theo hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở bao gồm: Sơ yếu lý lịch; Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ; hợp đồng làm việc của cơ sở với từng cá nhân; giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị của cơ quan y tế cấp Huyện trở lên.
  • Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của cơ sở (theo mẫu).
  • Bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu).
  • Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
  • Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở với thời hạn tối thiểu 05 năm.

Thứ ba, về thời hạn giải quyết:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; tổ chức, cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục lập hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thứ năm, lưu ý về biểu mẫu, tờ khai:

  • Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của cơ sở.
  • Bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động.
  • Báo cáo chi tiết về điều kiện tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Ngoài ra, để có thể đưa trường tư thục của mình vào hoạt động bạn cũng cần lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Có quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
  • Địa điểm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động.
  • Có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có đủ điều kiện tối thiểu về giáo viên, cán bộ quản l‎ý, cơ sở vật chất để bảo đảm an toàn và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16; Khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 30 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
  • Có quy định về tổ chức, hoạt động và chi tiêu của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Trên đây là những lời tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục sử dụng hỏi đáp luật doanh nghiệp này của công ty chúng tôi.

---> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

 

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725