Tư vấn luật lao động 4461 Lượt xem

Dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động

Trong quan hệ lao động người lao động người sử dụng lao động là “người mua” sức lao động của người lao động. Vì sức lao động là một hàng hóa đặc biệt nó là đại lượng vật chất chỉ tồn tại trong người lao động. Để sử dụng, khai thác có hiệu quả đối với sức lao động người sử dụng có quyền quản lý, điều hành người lao động. Để thực hiện quyền quản lý của mình người sử dụng lao động có nhiều biện pháp phương thức khác nhau một trong số đó là ban hành nội quy lao động gồm soạn thảo và đăng ký nội quy lao động.

1. Khái niệm nội quy lao động

Nội quy lao động là sự thể hiện ý chí đơn phương của người sử dụng lao động ban hành nhằm mục đích duy trì trật tự làm việc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.

Nếu so sánh nội quy lao động với thỏa ước lao động tập thể thì ta thấy nếu thỏa ước lao động kết sự bàn bạc thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động thì nội quy lao động được ban hành chỉ dựa vào ý chí của người sử dụng lao động.

Nội quy lao động ban hành nhằm mục đích là duy trì trật tự làm việc, trong nội quy lao động quy định những nghĩa vụ người lao động, những hậu quả bất lợi khi vi phạm những nghĩa vụ này.

Pháp luật lao động hiện hành quy định trường hợp người lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên thì bắt buộc cần phải ban hành nội quy lao động gồm soạn thảo và đăng ký nội quy lao động tại cơ quan có thẩm quyền. Còn lại người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động thì người sử dụng lao động có quyền ban hành nội quy lao động và không cần tiến hành đăng ký nội quy lao động.

2. Soạn thảo nội quy lao động

Để soạn thỏa nội quy lao động người lao động cũng tiến hành những thủ tục và cần lưu ý những nội dung cần thiết để ban hành nội quy lao động. Trong trường hợp ban hành nội quy lao động, người lao động cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Việc xây dựng nội quy lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đây là cơ sở để xử lý kỷ luật để xử lý kỷ luật lao động. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng người sử dụng lao động đưa những quy định có tính áp đặt, quá khắt khe, thậm chí không phù hợp với các quy định của pháp luật, pháp luật lao động quy định việc xây dựng nội quy của doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc, phải chứa đựng các nội dung cần quy định và đặc biệt phải thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông qua đó Nhà nước thực hiện giám sát các văn bản nội quy lao động, bảo đảm quyền lợi của người lao động.

Đơn vị sử dụng lao động cần phải thận trọng khi ban hành nội quy lao động để vừa đảm bảo quyền lợi của đơn vị minh đồng thời phải bảo đảm quyền lợi của người lao động tránh những điều cấm của pháp luật. Để tiến hành xây dựng và soạn thảo nội quy lao động thì cần đội ngũ soạn thảo có hiểu biết pháp luật, cũng như có kinh nghiệm, hiểu biết thực tế đơn vị sản xuất, kinh doanh. Thường doanh nghiệp có phòng pháp chế thì phòng pháp chế thực hiện công việc soạn thảo nếu không doanh nghiệp nên thường tìm đến các văn phòng luật sư để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Khi soạn thảo nội quy lao động, cần nắm rõ những nội dung cần có trong nội quy lao động như sau: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, trật tự tại nơi làm việc; các quy tắc bảo đảm bí mật kinh doanh; đặc biệt là nội dung về các hành vi vi phạm kỷ luật kèm theo các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết nội quy lao động có thể kèm theo các nội dung khác. Khi xây dựng nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thủ tục đăng ký nội quy lao động

3.1 Hồ sơ để đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động khi tiến hành đăng ký nội quy lao động cho đơn vị mình cần chuẩn bị những hồ sơ tài liệu sau đây:

  • Bản nội quy đã soạn sẵn
  • Văn bản đề nghị được đăng ký nội quy lao động
  • Các văn bản bản khác có liên quan có quy định về trách nhiệm kỷ luật cũng như trách nhiệm vật chất
  • Biên bản ghi nhận ý kiến đóng góp của đại diện tập thể lao động ở cơ sở

3.2 Trình tự để đăng ký nội quy lao động

Bước 1: Người lao động trong thời hạn 10 ngày trước khi ban hành nội quy lao động thì phải tiến hành đăng ký nội quy lao động tại Sở Lao động Thương binh, xã hội nơi mà tổ chức sử dụng đặt trụ sở. Người dử dụng lao động cần phải nộp đầy đủ hồ sơ như nêu ở phần trên.

Bước 2: Sau khi nhận được các hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đã nhận nội quy lao động. Nếu trong thời hạn 07 ngày nếu cần sửa đổi bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì người sử dụng lao động tiến hành sửa đổi bổ sung và đăng ký lại.

Nội quy lao động sẽ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký hoặc đăng ký lại.

4. Những dịch vụ pháp lý có liên quan đến soạn thảo và đăng ký nội quy lao động

  • Tư vấn giúp khách hàng soạn thảo mẫu nội quy lao động
  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục đăng ký nội quy lao động
  • Đánh giá, kiểm soát tính hợp pháp của các quy định của nội quy lao động
  • Đại diện cho khách hàng soạn thảo và đăng ký nội quy lao động cũng như theo dõi kết quả đăng ký nội quy lao động
  • Tư vấn, đăng ký thủ tục, hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động

Trên đây là bài tư vấn của công ty Luật Thái An nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc soạn thảo và đăng ký nội quy lao động. Nếu cần hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn tốt nhất với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động.

Bạn cũng có thể xem trang Tư vấn luật lao động để có thêm rất nhiều thông tin bổ ích.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

 

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725