Hỏi đáp luật thương mại 11766 Lượt xem

Cửa hàng photocopy vừa và nhỏ có cần đăng kí kinh doanh không?

Hiện nay tôi vừa được sang nhượng một cửa hàng photocopy nhỏ và các thiết bị của cửa hàng, vậy tôi có cần đăng kí kinh doanh và thực hiện các thủ tục về thuế không?

Câu hỏi:

Tôi mới mới mua lại một quán photocpy gồm 01 máy photo, 02 máy tính, và một ốt thuê. Công việc photo đơn thuần. vậy tôi phải làm gấy phép Đăng ký kinh doanh hay không; tôi phải làm những thủ tục gì; nộp những loại thuế nào; mức nộp là bao nhiêu. Thông tin thêm: Quán này trước đây là của một chủ củ, nay họ phát triển lên nên chuyển sang một địa điểm mới. Trước đây họ làm nhiều công việc như: sữa chữa máy tính, máy in, máy photo, buôn bán máy photo, làm photocopy, in ấn... và họ nộp thuế, hiện nay bên thuế đến bắt tôi nộp thuế theo mức trước vậy có đúng không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Thái An. Với câu hỏi của bạn về vấn đề đăng kí kinh doanh và thuế của cửa hàng photocopy, chúng tôi xin trả lời như sau:

  1. Cơ sở pháp lý
  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp 
  • Văn bản hợp nhất 338VBHN-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2014 về thuế môn bài
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn các nghị định về thuế 
  1. Vấn đề đăng kí kinh doanh

a. Loại hình doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, quy định các đối tượng sau không phải đăng kí kinh doanh:

  • Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyếnlà hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo đó, hoạt động kinh doanh này không thuộc các trường hợp không phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là anh phải tiến hành đăng kí kinh doanh, hình thức đăng kí có thể hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thông tin anh cung cấp, cửa hàng photocopy của anh chỉ là một của hàng nhỏ, số lao động không lớn, bởi vậy anh nên đăng kí hình thức hộ kinh doanh sẽ phù hợp hơn với quy mô kinh doanh của mình, đồng thời, các thủ tục thành lập, các vấn đề về tài chính, thuế cũng sẽ đơn giản hơn.

b. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Thứ nhất, về hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh được lập thành 01 bộ và gửi cho cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện. Hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh bao gồm:

-  Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh.

-  Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia Hộ kinh doanh, người đại diện hộ gia đình.

-  Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập Hộ kinh doanh trong trường hợp Hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng kí hộ kinh doanh. Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền đăng kí hộ kinh doanh là Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đây là cơ quan có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Như vậy, để đăng kí hộ kinh doanh, mời anh mang hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh đến nộp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi anh cư trú hoặc có hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, về thủ tục đăng kí hộ kinh doanh.

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

Bước 2: cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ và tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu. Trong vòng 03 ngày Cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ:

- Cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật

- Thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản nếu hồ sơ không hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả

  1. Vấn đề thuế

Thứ nhất, sau khi tiến hành đăng kí hộ kinh doanh, anh tiếp tục thực hiện các thủ tục về thuế dành cho đối tượng mới thành lập

Thứ hai, do bên chủ sở hữu cũ của quán photocopy trước đây chỉ sang nhượng lại cho anh mặt bẳng kinh doanh, các thiết bị kinh doanh mà không chuyển nhượng công ty nên anh không có nghĩa vụ phải nộp thuế theo chế độ thuế của cửa hàng cũ. Sau khi thành lập hộ kinh doanh và tiến hành xong các thủ tục đăng kí thuế, kê khai thuế... dành cho đối tượng mới thành lập, anh sẽ thực hiện chế độ về thuế của hộ kinh doanh mà anh thành lập.

  Thứ ba, các loại thế cần phải nộp:

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân

Các loại thuế này anh tiến hành kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật tương ứng. Anh có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi về nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh

Trong trường hợp cơ quan thuế vẫn yêu cầu anh nộp thuế của cửa hàng cũ, anh có thể giải thích cho cán bộ thuế về việc chuyển nhượng cửa hàng hoặc làm đơn khiếu nại theo quy định.

Trên đây là  giải đáp thắc mắc của chúng tôi về đăng kí kinh doanh và vấn đề thuế của cửa hàng photocopy. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tới thành lập hộ kinh doanh cá thể tại các bài viết sau đây của chúng tôi:

Nếu bạn còn bất gì điều gì băn khoăn, hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

TƯ VẤN

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy gọi 1900633725

Nếu bạn yêu cầu dịch vụ, hãy gọi
1900633725

hoặc viết thư tới
contact@luatthaian.vn

Gọi 1900633725